Khi trời nắng nóng, quả dưa hấu với phần ruột đỏ au, ngọt mát là loại quả được nhiều người yêu thích. Nhưng nếu để một thời gian thấy hiện tượng vỏ quả sủi bọt thì liệu có hóa chất trong đó không?
Nhìn những quả dưa như thế này, nhiều người lo ngại rằng do người bán tiêm thuốc cho dưa, tiêm kích thích… và cảnh bảo không nên ăn dưa.
Dưa hấu sủi bọt vì sao?
Nhưng theo tiến sĩ Vũ Thị Tần đang công tác tại Viện Kỹ thuật Hóa Học, Bộ môn Công nghệ các chất Vô cơ, thuộc Đại học Bách Khoa Hà Nội thì việc dưa hấu sỏi bọt không đáng lo. Bởi lẽ dưa hấu chín có rất nhiều đường, gặp thời tiết nóng (từ thu hoạch đến bảo quản ở nhiệt độ thường, chất đống dưa rồi quây bạt…) sẽ có thể làm dưa bị lên men. Quá trình đường lên men thành rượu, rồi thành axit sẽ sinh ra khí CO2 gây sủi bọt quả dưa khi bạn cắt ra. Vậy nên bạn có thể yên tâm là nguồn gốc dưa an toàn. Nhưng những quả dưa có hiện tượng này là đã bị hư hỏng, không nên dùng nữa.
Những ai nên ăn ít, thậm chí không ăn dưa hấu?
- Người mắc hội chứng ruột kích thích tốt nhất là không nên ăn dưa hấu (dễ đau dạ dày, tiêu chảy, đầy hơi hoặc táo bón).
- Bệnh nhân tiểu đường hạn chế ăn dưa hấu. Vì trong quả dưa có lượng đường cao, nếu người mắc bệnh tiểu đường ăn có thể khiến lượng đường trong máu tăng cao, gây rối loạn quá trình chuyển hóa chất trong cơ thể, dẫn tới gây ngộ độc, thậm chí nguy hiểm đến tính mạng.
- Phụ nữ mang thai không nên ăn dưa hấu vì có thể bị bệnh tiểu đường thai kỳ. Ngoài ra, ăn dưa lạnh dễ khiến bà bầu bị đau bụng và tiêu chảy. Do đó, bà bầu không nên ăn quá nhiều, càng không nên ăn dưa hấu ướp lạnh, dù là ngày hè có oi bức đến đâu.