Trong văn hóa của người Việt, đũa gỗ là một phần không thể thiếu trên mâm cơm nhà. Vì so với đũa sắt, nó có giá thành rẻ lại dễ gắp hơn nhiều.
Như đã nói ở trên, đũa được làm từ tre, gỗ, nứa thường được dùng SO2 (lưu huỳnh) để diệt mốc. Đây là chất khử cực mạnh dùng để diệt nấm mốc. Nếu còn tồn đọng trên đũa sẽ gây ra các tổn thương đến cơ thể nếu dùng trong một thời gian dài.
Vì thế, đũa mới ngay khi mua về cần: Pha muối với nước ấm để rửa đũa rồi đem phơi chúng dưới ánh nắng mặt trời cho đến lúc khô ráo. Khi phơi, nên nhớ là rải chúng ra đều trên 1 mặt phẳng để đũa được khô đều, bạn nên chọn thời điểm nắng dịu để tránh làm bạc màu đũa gỗ. Sau đó, đã có thể yên tâm sử dụng.
Ngay khi mua đũa về cần rửa và phơi rồi mới sử dụng.
Chỉ mẹo bảo quản đũa gỗ không bị mốc:
Đừng ngâm đũa gỗ trong nước quá lâu: Thói quen này vô cùng có hại, không phải chỉ với đũa gỗ mà nồi, chảo, chén bát cũng vậy.
Rửa thật kỹ sau khi sử dụng: Phải rửa đũa thật sạch với nước rửa chén để loại bỏ thức ăn thừa và dầu mỡ trên đũa. Nếu bạn rửa không sạch thì sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các vi khuẩn và nấm mốc phát triển.
Đừng chà xát mạnh: Nhiều người có thói quen chà xát đũa gỗ quá mạnh, thậm chí dùng miếng rửa bát bằng kim loại đề chà đũa vì nghĩ như vậy mới làm sạch hết mọi vết bẩn. Tuy nhiên, việc làm này sẽ tạo ra những vết trầy xước, và đây sẽ là nơi trú ngụ tuyệt vời của vi khuẩn. Vì vậy, bạn nên dừng ngay thói quen chà, cọ đũa quá mạnh hoặc dùng những vật dụng chà rửa bằng kim loại cứng.
Phơi đũa ngoài nắng: Nên phơi chúng dưới ánh nắng mặt trời. Vào những ngày trời mưa hoặc vào buổi tối, nơi đặt chúng ở nơi thoáng mát, tránh tiếp xúc với những nơi ẩm ướt vì vi khuẩn dễ dàng sinh sôi và phát triển.
Vệ sinh nơi đựng đũa: Chú ý lau sạch và khô khay đựng để đảm bảo không còn nước tồn đọng tạo môi trường cho vi khuẩn phát triển.
Thay đũa mới định kỳ: Đũa tre và đũa gỗ bạn chỉ nên sử dụng trong 4-5 tháng, do đó bạn nên thay đũa thường xuyên, nhất là khi đũa đã xuất hiện các chấm đen hoặc vết mốc trắng.