1. Chờ mọi người trong bàn ăn ngồi đông đủ chúng ta mới bắt đầu dùng bữa.
2. Khi dụng cụ bàn ăn đã được bày sẵn, hãy dùng chúng từ ngoài vào trong.
3. Không đặt những vật dụng không liên quan lên bàn ăn khi chúng ta dùng bữa.
4. Chỉ thêm muối và gia vị khác sau khi nếm thử qua món ăn. Vì ở nhiều quốc gia, khi thêm gia vị mà chưa nếm món ăn thì đó là một sự xúc phạm đối với người đầu bếp.
5. Không nên cầm hai chiếc đũa mài vào nhau
Hành động này lại thể hiện sự bất lịch sự vì, nếu làm vậy là bạn đang xem nhà hàng như quán ăn vặt.
6. Đặt dao dĩa trên đĩa theo cách khác nhau cũng có ý nghĩa khác nhau.
(Từ trái sang phải, từ trên xuống dưới)
- Chỉ nghỉ một lát, vẫn tiếp tục ăn.
- Có thể lên món thứ 2 rồi.
- Thức ăn rất ngon.
- Ăn xong rồi, có thể dọn bàn.
- Đồ ăn không ngon lắm.
7. Ở một số địa phương, việc đặt đũa ngang trên bát cũng là không lịch sự.
8. Không cắm đũa lên bát cơm, vì đó là việc dành cho người đã chết khi cơm cúng.
9. Tránh để phát ra tiếng động khi đặt dụng cụ xuống bàn ăn.
10. Khi ai đó nhờ bạn lấy giúp lọ gia vị, nhớ cầm cho người đó cả muối và tiêu cùng trong cùng một lần.
11. Không nên nói chuyện khi trong miệng đầy thức ăn.
12. Không nên dùng đũa để gắp thức ăn từ đũa của người khác.
Tại Nhật Bản, chỉ khi gắp xương cốt, người ta mới dùng phương thức đó.
13. Trong nghi thức của bữa ăn Tây phương, cách bày dụng cụ như thế này không được gọi là ăn tiệc.
14. Ở nước ngoài, khi đi ăn, bạn nên để lại chút tiền bo, nếu không sẽ dẫn đến rất nhiều hiểu lầm.