TIN TỨC » Kiến thức

Đường Hồ Tùng Mậu, quận Cầu Giấy, Hà Nội xưa và nay

Chủ nhật, 10/11/2024 13:39

Phố Hồ Tùng Mậu được lấy tên một nhân vật lịch sử nổi tiếng trong văn hóa Việt Nam. Ông đã có những đóng góp vô cùng quan trọng trong sự phát triển của đất nước.

Đường Hồ Tùng Mậu dài 2.000m, rộng 15 - 40m. Nối tiếp đường Xuân Thủy ở nơi giao nhau với đường Phạm Văn Đồng và chạy dài tới Cầu Diễn. Đường này - cũng như đường Xuân Thủy - là những đoạn trên quốc lộ 32 Hà Nội - Sơn Tây.

Đường Hồ Tùng Mậu dài 2.000m, rộng 15 – 40m.

Đường Hồ Tùng Mậu, quận Cầu Giấy, Hà Nội xưa và nay

Nối tiếp đường Xuân Thủy ở nơi giao nhau với đường Phạm Văn Đồng và chạy dài tới Cầu Diễn. Đường này – cũng như đường Xuân Thủy – là những đoạn trên quốc lộ 32 Hà Nội – Sơn Tây.

Đường Hồ Tùng Mậu chủ yếu nằm trên đất xã Mai Dịch.

Nay là phường Mai Dịch, quận Cầu Giấy (xem thêm mục Mai Dịch).

Trước đây dân tự đặt là phố Mai Dịch và phố Cầu Diễn.

Tên đường mới đặt tháng 7/2001.

Hồ Tùng Mậu (1896 – 1951), tên chính là Hồ Bá Cự quê Quỳnh Đôi, huyện Quỳnh Lưu, Nghệ An. Ông sớm tham gia cách mạng, từ năm 1920 đã hoạt động ở Lào, Thái Lan, Trung Quốc. Năm 1925 tham dự khóa huấn luyện ở Quảng Châu do Nguyễn Ái Quốc tổ chức, rồi gia nhập Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên. Năm 1927 ông tham gia cuộc khởi nghĩa Quảng Châu. Bị bắt giam trong 3 năm. Cuối năm 1929 ra tù, ông góp sức vào việc tổ chức hội nghị hợp nhất ba tổ chức cộng sản (3/2/1930). Nhưng ngay sau đó ông bị giới cầm quyền Hương Cảng bắt giao cho Pháp. Thực dân xử ông tù chung thân, đày ở các nhà tù trên Tây Nguyên. Tháng 3/1945 ông vượt ngục Trà Khê về hoạt động ở miền Trung. Sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 ông giữ các chức vụ: Chủ tịch Ủy ban Kháng chiến Liên khu IV, Tổng Thanh tra Chính phủ, Trung ưởng ủy viên khóa II. Ông hi sinh trên đường đi công tác ở Thanh Hóa. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết bài điếu văn tỏ lòng thương tiếc vô hạn. Nhà nước đã truy tặng ông Huân chương Hồ Chí Minh.

Bunny (Theo Thương Hiệu và Pháp Luật)