Trong phong tục cổ truyền của người Việt, gà cúng là món ăn đã trở nên quen thuộc. Loại gà này được luộc nguyên con và được dùng trong các dịp cúng bái tổ tiên, các dịp tết, lễ hoặc giỗ chạp, đình đám…
Gà cúng được làm từ nguyên liệu chính là gà. Sau khi làm sạch, gà để nguyên con, không tẩm ướp cho vào xoong luộc vừa chín tới, trong quá trình luộc có thể thêm vào một chút muối. Gà cúng khi luộc xong phải đảm bảo vàng tươi, thịt săn chắc, da gà và thịt gà không bị nứt và giữ được hình dáng của gà càng nguyên con càng tốt.
Vậy có bao giờ bạn tự hỏi gà cúng lại phải để nguyên mà không chặt ra?
Gà lễ phải là gà trống tơ, chưa từng đạp mái, lông bóng mượt, mào phải to, đỏ tươi. Thông thường gà lễ sẽ gà ta không khuyết tật bất cứ điểm nào, màu lông đỏ, mỏ vàng, chân vàng…..Khi luộc gà để có thể đảm bảo được tính thẩm mỹ các bạn nên tạo hình cánh tiên cho gà trước, lúc luộc cần chú ý canh thời gian và bớt lửa để gà không bị nứt.
Gà cúng nên để nguyên con, không nên chặt ra nhìn rất mất thẩm mỹ và khó bày biện trên ban thờ.
Còn về vấn đề gà cúng nên để nguyên con hay chặt ra thì đã được các nhà nghiên cứu tâm linh khẳng định. Khi cúng gà các bạn nên để gà nguyên con, không nên chặt ra nhìn rất mất thẩm mỹ và khó bày biện trên ban thờ.
Theo quan niệm tâm linh thì khi cúng giao thừa thì gà cúng nên để nguyên con cùng với lòng tiết đầy đủ, mỏ cắm hoa hồng đặt trên đĩa lớn. Vị trí đặt gà cúng cần phải đặt đầu hướng ra đường để các quan Hành Khiển có thể chứng giám được lễ vật.
Thế nhưng khi bày gà cúng trên ban thì các bạn cần lưu ý, gà lễ phải được đặt quay đầu về phái bát hương, phao câu quay ra ngoài. Mặc dù đặt như này có thể nhìn vào không đẹp. Thế nhưng tư thế đặt như vậy mới thể hiện được gà biết gáy, gà đang đợi chầu báo cáo. Như vậy nhiều gia đình vẫn lựa chọn bày gà quay đầu ra ngoài thể hiện gà không chịu chầu, nhưng quan trọng hơn cả là gà quay đầu ra ngoài và phao câu lại quay về phía bát hương. Vậy là không đúng với tâm linh và không thành kính.
Mẹo luộc gà không bị nứt da:
Trên thực tế rất nhiều người cho rằng việc luộc gà rất đơn giản, thế nhưng trên thực tế, gà luộc để không bị nứt da khá là phức tạp. Nếu như chỉ đơn thuần là luộc gà để ăn thì vấn đề da bị nứt không quá quan trọng, nhưng đã là gà lễ thì vấn đề này rất quan trọng.
Để có thể luộc gà không bị nứt da, các bạn cần chú ý đến thời gian luộc gà, sau khi gà sôi các bạn cần giảm nhỏ lửa và để âm khoảng 10 phút. Sau đó sẽ tắt bếp và âm gà trong nồi khoảng 20 phút sau đó vớt gà ra thả vào nước đá lạnh để da gà săn lại sẽ không bị nứt ra nữa.
Khi vặt lông gà các bạn cũng cần chú ý, không nên sử dụng nước quá nóng để làm lông. Chỉ nên sử dụng nước nóng 70 độ, nước nóng hơn sẽ khiến cho da gà bị trút ra, như vậy khi luộc da gà sẽ càng nứt ra theo. Vặt lông gà cũng cần phải vặt xuôi theo chiều lông mọc, việc vặt lông ngược sẽ khiến cho da dễ bị tổn thương và nứt ra khi luộc.
Nếu các bạn luộc gà đúng kỹ thuật thì gà cúng nên để nguyên con hay chặt ra cũng sẽ không ảnh hưởng tới vẻ bề ngoài, tính thẩm mỹ của gà lễ. Một con gà lễ đẹp thì mới có thể giúp cho gia chủ cầu xin được các vị thần linh phù hộ độ trì cho toàn thể gia chủ.
* Thông tin chỉ mang tính tham khảo