1. Cây ráy
Cây ráy nhìn rất giống với cây dọc mùng (bạc hà), điều này dẫn tới nhiều trường hợp nhập viện trong tình trạng ngộ độc, sưng lưỡi, méo miệng do ăn nhầm phải cây ráy. Tuy nhiên, lá cây mặc dù đẹp nhưng trên thực tế, nó rất độc, khi bay hơi vào không khí sẽ bị yếu đi, nhưng lâu ngày vẫn gây hại cho cơ thể. Vì thế không nên trồng chúng trong nhà để đảm bảo trẻ nhỏ và vật nuôi an toàn.
2. Cây giao
Nghe tên hoa rất lạ nên nhiều người cảm thấy độc đáo trước vẻ đẹp của nó và muốn trồng thử. Quả thật, loại cây này rất dễ trồng, về cơ bản chỉ cần hiểu thói quen của nó là có thể trồng trong nhà. Cây giao chịu hạn tốt, có thể phát triển trong môi trường thiếu nước, khô cằn trong thời gian dài. Không những thế, cây giao tuy ưa môi trường nhiều nắng nhưng cũng có thể chịu được môi trường thiếu ánh sáng.
Một điều cần lưu ý, nhựa của cây rất độc, vào da có thể gây ngứa và đau, vào mắt có thể gây mù, nếu nuốt phải vẫn có thể gây tử vong. Vì vậy, tốt nhất là không nên chạm vào nó để đảm bảo an toàn cho gia đình.
3. Cây xương rồng bát tiên
Cũng giống như cây giao, toàn thân loài cây này đều có độc. Nếu trong nhà có trẻ nhỏ, bạn không nên trồng loại cây cảnh này, bởi vì nhựa của nó sẽ gây bỏng rát khi tiếp xúc, đặc biệt là với làn da mỏng manh của các bé. Những chiếc gai của nó cũng khiến bạn bị thương, để lại cảm giác ngứa ngáy, đau đớn sau khi bị đâm.
4. Cây trạng nguyên
Mức độ phổ biến của loại cây này khá cao và nhiều gia đình đã trồng nó. Vì cây trạng nguyên dễ nuôi, lá của nó sẽ bị môi trường tác động và chuyển sang màu đỏ. Cùng với những đường gân lá đặc biệt, cây trạng nguyên còn dùng để trang trí cho lễ giáng sinh hay lễ đặc biệt như lễ Tết tại Việt Nam. Tuy nhiên, đây là loài cây chứa độc tố, nếu ai bị dị ứng với nhựa, mùi hương hay thành phần của cây sẽ bị buồn nôn, tiêu chảy và đau đầu. Vì thế cũng hạn chế cho trẻ em hay người có tiền sử dị ứng với phấn hoa đến gần cây nhé.
5. Cây trúc đào
Cây trúc đào mặc dù rất đẹp những về phần cực độc của nó thì không ai bằng. Loài này còn được mệnh danh là “cây xanh độc nhất” hay “sự quyến rũ của thần chết”. Những triệu chứng ngộ độc trúc đào biểu hiện ở trạng thái khó chịu, bải hoải chân tay, buồn nôn, chóng mặt (với liều nhỏ); tiêu chảy ra máu, rối loạn hô hấp, nôn mửa, chân tay co giật, loạn nhịp tim, mạch nhỏ yếu đi tới hôn mê và tử vong (với liều cao).
Do đó, không nên trồng trúc đào trong nhà hay xung quanh nhà, tránh không buộc hoặc thả gia súc dưới gốc cây trúc đào, không để trẻ nhỏ nhặt chơi hoa trúc đào vì trẻ dễ cho hoa vào miệng, không ngậm hoa vào miệng, không dùng lá trúc đào chữa bệnh ngoài da dưới bất kỳ hình thức nào.
Warning: mysqli_connect(): (HY000/2002): Connection refused in /home/dev/conglyxahoi.net.vn/backend/lib/database/Mysql.php on line 47