- Giải mã "con ghệ" là gì?
"Ghệ" hay còn được gọi là ghẹ. Đây là từ địa phương quen thuộc của người dân Nam Bộ, thường được dùng để gọi người yêu, bồ, người tình… Khi một người đàn ông đề cập đến từ “ghệ” thường mang ý nghĩa thiếu tôn trọng với người phụ nữ.
Chính vì vậy mà hiện nay, “ghệ” không được khuyến khích sử dụng bởi nó mang ý nghĩa xúc phạm và khiến người nghe cảm thấy khó chịu.
Vì sao con gái lại được đọc thành con 'ghệ'? (Hình minh họa)
- Vì sao từ con gái lại được đọc thành con "ghệ"?
“Ghệ hay con ghệ” có nguồn gốc từ cụm từ “congaï” (đọc là “koŋ – gaj”) trong tiếng Pháp. Nguyên bản, từ này có ý nghĩa là “con gái” trong tiếng Việt. Thực tế, trong tiếng Pháp, có khá nhiều từ thuần Việt không được dịch sang tiếng Pháp mà vẫn để nguyên gốc mới có thể biểu đạt được hết ý nghĩa, ví dụ như: ao dai (áo dài), nuoc mam (nước mắm), pho (phở),…
Thực ra trong thời kì Pháp thuộc chưa xuất hiện từ “con ghệ”. Mãi đến khi quân đội Mỹ vào Việt Nam thay quân Pháp thì họ mới gọi girlfriend (bạn gái) người Việt của họ theo tiếng Pháp là congaï. Ngặt nỗi trong tiếng Anh hay tiếng Mỹ lại không có chữ i có hai chấm trên đầu như tiếng Pháp nhưng họ đọc chữ “gai” theo kiểu Ăng – Lê (chữ “i” một chấm) thành [gej] (như chữ “gây” chứ không như nguyên gốc là chữ “gai” như tiếng Việt hay tiếng Pháp)!
Vậy tại sao “ghệ, con ghệ” lại ám chỉ sự thiếu tôn trọng phụ nữ? Trong khoảng thời gian Mỹ vào Việt Nam, con ghệ được xem là thứ tiếng Anh “bồi”, dùng để chỉ những cô gái có mối quan hệ không trong sáng với binh lính Mỹ lúc bấy giờ. Vì vậy mà “con ghệ” mang ý nghĩa không tôn trọng người phụ nữ.
- Lưu ý khi sử dụng từ “ghệ” trong giao tiếp
Sau khi đã hiểu rõ "ghệ" là gì, nhiều người cho rằng đây là từ mang ý nghĩa xấu, bất lịch sự, thiếu văn minh nên bị hạn chế sử dụng trong giao tiếp hàng ngày. Tuy nhiên, ghệ mang ý nghĩa là cố ý xúc phạm hay trêu đùa còn phụ thuộc vào hoàn cảnh giao tiếp và đặc điểm của từng vùng miền.
Nếu bạn nghe thấy một số người dân Nam Bộ dùng từ "ghệ" khi giao tiếp thì đó là điều bình thường. Tuy nhiên, nếu sử dụng chúng trong giao tiếp với người miền Bắc, có thể đối phương cho rằng bạn đang không tôn trọng và cố ý mỉa mai họ.