TIN TỨC » Kiến thức

Giờ đẹp thả cá chép trong ngày ông Công ông Táo

Thứ tư, 22/01/2025 08:49

Sau khi hoàn thành lễ cúng ông Công ông Táo, gia chủ sẽ tiến hành thả cá chép. Vậy thả cá trong khung giờ nào là tốt và phù hợp nhất?

Theo sách “Phong tục thờ cúng của người Việt” của tác giả Song Mai - Quỳnh Trang (Nhà xuất bản Văn hoá Thông tin), cúng cá chép sống, sau khi làm lễ gia chủ cần mang đi phóng sinh. Cá chép được thả ở sông, hồ, những nơi có nguồn nước sạch sẽ.

Khi thả cá, cần thực hiện nhẹ nhàng, từ từ để tránh làm cá chết do va đập hoặc không kịp thích nghi với nguồn nước. Lúc thả cá không cần cầu khấn, nhưng phải giữ tâm thế thoải mái, vui vẻ, mang năng lượng tích cực.

Thả cá chép ngày ông Công ông Táo nên chọn giờ phù hợp.

Nghi lễ cúng ông Công ông Táo không nên thực hiện sau 12h trưa ngày 23 tháng Chạp. Vì cúng quá muộn, Táo sẽ không kịp giờ vào chầu. Thời gian đẹp nhất để thả cá chép là trước 11h ngày 23.12 (tức 22.1.2025 dương lịch).

Do điều kiện công việc của từng gia đình, các thành viên trong nhà có thể sắp xếp thời gian để tiến hành lễ cúng ông Công ông Táo và thả cá khung giờ tốt, như sau:

- Ngày 19.12 âm lịch (tức 18.1.2025 dương lịch): giờ Thìn (7h - 9h), Ngọ (11h - 13h), Mùi (13h - 15h), Tuất (19h - 21h).

- Ngày 20.12 âm lịch (tức 19.1.2025 dương lịch): giờ Sửu (1h - 3h), Mão (5h - 7h), Ngọ (11h - 13h), Thân (15h - 17h), Dậu (17h - 19h).

- Ngày 21.12 âm lịch (tức 20.1.2025 dương lịch): giờ Dần (3h - 5h), Mão (5h - 7h), Tỵ (9h - 11h), Thân (15h - 17h), Tuất (19h - 21h), Hợi (21h - 23h).

- Ngày 23.12 âm lịch (tức 22.1.2025 dương lịch): giờ Dần (3h - 5h), Mão (5h - 7h), Ngọ (11h - 13h), Mùi (13h - 15h), Dậu (17h - 19h).

*Thông tin mang tính tham khảo, chiêm nghiệm

Hoàng Anh (Theo Thương Hiệu và Pháp Luật)
Tin nổi bật
Tin cùng chuyên mục
Tin Video
Tin mới