Ở Việt Nam việc sử dụng tiếng Anh ngày càng trở nên phổ biến. Nhưng nếu bạn không có ưu thế về môn ngoại ngữ này thì vẫn có rất nhiều ngành nghề để lựa chọn.
Ngành Công nghệ thông tin
Ngành Công nghệ thông tin thường xét tuyển khối A tại hầu hết các trường đại học. Sinh viên ngành này sau khi tốt nghiệp có thể đảm nhận nhiều vị trí công việc như: Lập trình viên phần mềm, người kiểm duyệt chất lượng phần mềm, chuyên viên phân tích thiết kế hệ thống, quản lý dữ liệu.
Bạn có thể lựa chọn theo học ngành này tại một số trường đại học như: Đại học Bách khoa, Học viện Công nghệ Bưu chính viễn thông, trường Đại học Công nghệ (Đại học Quốc gia Hà Nội), trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM.
Học không giỏi tiếng Anh nên chọn ngành nào? (Ảnh minh họa).
Ngành Sư phạm
Nếu không học giỏi tiếng Anh bạn có thể lựa chọn các nhóm ngành Sư phạm như: Giáo dục Tiểu học, Ngữ văn, Lịch sử, Sinh học, Hóa học... Sau khi ra đi dạy, bạn chỉ cần tập trung truyền tải tốt kiến thức liên quan đến lĩnh vực đã chọn. Còn tiếng Anh đã có những giáo viên chuyên về môn học này đảm nhận.
Một số trường đào tạo ngành Sư phạm bạn nên tham khảo như: trường Đại học Sư phạm Hà Nội, trường Đại học Giáo dục (Đại học Quốc gia Hà Nội), trường Đại học Vinh, Sư phạm (Đại học Huế), Sư phạm TP.HCM, Thủ Dầu Một.
(Ảnh minh họa)
Ngành Kế toán
Kế toán cũng là một trong những ngành nghề xét tuyển khối A, không liên quan nhiều đến môn tiếng Anh. Sinh viên theo học ngành này sau khi tốt nghiệp có thể đảm nhận các vị trí công việc như: Kế toán tổng hợp, kiểm toán viên, kế toán thuế, kiểm soát nội bộ, giám đốc tài chính, giao dịch ngân hàng, thủ quỹ hoặc tư vấn tài chính, giảng viên.
Một số trường đại học tuyển sinh ngành Kế toán: trường Đại học Ngoại thương, Học viện Tài chính, Ngân hàng, Kinh tế Quốc dân, Kinh tế TP.HCM.
(Ảnh minh họa)
Ngành Luật
Ngành Luật đang được hầu hết các trường đại học trên cả nước sử dụng tổ hợp môn trong khối A và C để tuyển sinh. Ngành học này được chia thành nhiều chuyên ngành với khối lượng kiến thức khác nhau: Luật thương mại, Luật dân sự, Luật hành chính, Luật hình sự....
Sinh viên sau khi tốt nghiệp sẽ đảm nhận một trong số các vị trí sau: thẩm phán, luật sư, kiểm sát viên hoặc làm trong bộ phận pháp chế doanh nghiệp kiểm soát hoạt động kinh doanh trong khuôn khổ luật pháp.
Theo Trung tâm Dự báo nhu cầu nhân lực và Thông tin thị trường lao động TP.HCM, kết quả khảo sát giai đoạn 2020 - 2025 cho thấy, học luật ra có mức lương bình quân trên 15 triệu đồng/tháng chiếm tỷ lệ rất lớn.
Hiện nay, đang có nhiều trường đại học top đầu đào tạo ngành Luật như: trường Đại học Luật Hà Nội, Kiểm Sát Hà Nội, Luật TP.HCM, Sài Gòn, Luật (Đại học Huế).
(Ảnh minh họa)