TIN TỨC » Kiến thức

Học ngành nào nhiều người hối hận nhất? Kết quả thật bất ngờ

Chủ nhật, 24/11/2024 22:18

Bởi lẽ, không ít ngành học hot, có số điểm sàn thi vào cao lại khiến sinh viên theo nghề hối hận, tại sao lại có nghịch lý như vậy?

Theo kết quả của một cuộc khảo sát về mức độ hài lòng khi theo học ngành học của mình. Kết quả bất ngờ là những ngày nhiều sĩ tử cho là hot thì các đàn anh đang theo học lại lắc đầu ngao ngán. Đó là 5 ngành được liệt kê dưới đây:

Ngành kế toán

Kế toán đứng thứ tư trong danh sách "hối hận" là điều dễ hiểu. Hiện nay, ngành kế toán đang trong tình trạng "bão hòa", nguồn nhân lực dồi dào, cạnh tranh việc làm khốc liệt. Chưa kể, với sự phát triển của trí tuệ nhân tạo, nhiều công việc kế toán cơ bản đã bị thay thế bởi máy móc. Điều này khiến triển vọng tương lai của ngành kế toán trở nên mờ mịt và đầy bất ổn.

Học ngành kế toán khiến nhiều người hối hận nhất (Ảnh minh họa)

Tiếng Anh

Tiếng Anh đứng thứ năm trong bảng xếp hạng "hối hận" là một điều đáng tiếc. Ngày xưa, tiếng Anh được xem là "con gà đẻ trứng vàng", là mơ ước của bao người. Tuy nhiên, hiện tại, tiếng Anh đã trở nên phổ biến hơn rất nhiều. Hầu hết mọi người đều có thể giao tiếp cơ bản, khiến thế mạnh của ngành học này không còn nổi bật như trước.

Ngành y

Ngành y học luôn được coi là ngành nghề cao quý, mang lại nhiều giá trị cho xã hội. Tuy nhiên, con đường trở thành bác sĩ lại vô cùng gian nan và đầy thử thách.

Học y đòi hỏi sự nỗ lực phi thường, lượng kiến thức khổng lồ, thuật ngữ chuyên ngành phức tạp... chỉ riêng việc tiếp thu kiến thức thôi cũng đã khiến nhiều người nản chí. Chưa kể đến thời gian đào tạo dài, sau khi tốt nghiệp vẫn phải tiếp tục học lên chuyên ngành.

Khi bạn bè cùng trang lứa đã trải nghiệm xã hội, thậm chí bắt đầu xây dựng sự nghiệp, bạn vẫn còn đang trên ghế nhà trường, thậm chí phải "vắt chân lên cổ" để chạy theo những kiến thức chuyên môn. Liệu điều này có khiến bạn cảm thấy "nuối tiếc"?

Ngành xây dựng

Ngành xây dựng đứng thứ hai trong bảng xếp hạng "hối hận" không phải là điều quá bất ngờ. Công việc trên công trường luôn vất vả, nắng mưa thất thường, di chuyển liên tục, đòi hỏi sức khỏe và thể lực tốt. Nhiều người cho rằng ngành xây dựng mang lại mức lương cao, nhưng liệu bạn có sẵn sàng đánh đổi sức khỏe của mình để có được điều đó?

Ngành giáo dục

Sau ngành xây dựng, ngành giáo dục cũng khiến nhiều người cảm thấy tiếc nuối. Làm giáo viên là một nghề nghiệp cao quý, đóng vai trò quan trọng trong việc đào tạo thế hệ tương lai. Tuy nhiên, thực tế, nghề giáo lại đối mặt với không ít áp lực. Đến từ sức ép của phụ huynh, sự nghịch ngợm của học sinh, những công việc "ngoại khóa" không tên... khiến công việc này trở nên vất vả hơn nhiều so với tưởng tượng.

Tường San (Theo Thương Hiệu và Pháp Luật)
Tin nổi bật
Tin cùng chuyên mục
Tin Video
Tin mới