Về vấn đề này, các chuyên gia Nhật Bản chia sẻ, người dân có thói quen cho đồ ăn thừa để tủ lạnh để làm lạnh, nhưng thực tế “đặt vào đây” mới là cách bảo quản đúng đắn.
Liên đoàn Hợp tác xã Nông nghiệp Nhật Bản (JA)", đơn vị thường xuyên chia sẻ kiến thức về tiêu thụ nông sản trên Twitter chính thức của mình, đã đăng bài viết giới thiệu kiến thức về gạo trắng. Do hầu hết người dân đã quen với việc cất giữ cơm thừa trong nhà. Tuy nhiên, để cơm nguội trong tủ lạnh, trên thực tế tinh bột sẽ xấu đi, mùi vị cũng trở nên kém hơn. Vì vậy, phương pháp đúng đắn là bọc cơm bằng màng bọc thực phẩm, “cho trực tiếp vào tủ lạnh, tủ đông”, rồi lấy ra rã đông và hâm nóng khi muốn ăn.
Có thể giữ ấm cơm trong nồi cơm điện bao lâu?
Hiện nay, hầu hết người Nhật đều sử dụng nồi cơm điện có chức năng giữ ấm tự động. Vì vậy, họ có thể ăn cơm nóng bất cứ lúc nào. Tuy nhiên, việc ủ ấm kéo dài là điều không nên vì khiến cho cơm quá khô và biến đổi mùi vị.
Khoảng thời gian giữ ấm cơm phụ thuộc vào chất lượng nồi. Nồi cơm điện chất lượng cao có thể ủ cơm trong 24 giờ. Loại thông thường có tác dụng tốt trong vòng 12 giờ. Hương vị cơm ngon nhất khi được ủ tối đa 5-6 tiếng.
Hầu hết vi khuẩn không phát triển ở nhiệt độ dưới 10 độ C và trên 60 độ C nên việc ủ cơm tương đối an toàn. Bạn đừng để cơm trong nồi nếu đã tắt chức năng giữ ấm, không cho cơm thừa vào lại trong nồi.
Cách bảo quản cơm nguội kiểu Nhật
Trong nhịp sống bận rộn, nhiều gia đình Nhật lựa chọn nấu cơm một lần rồi bảo quản để ăn cả tuần.
Gạo Nhật Bản có rất nhiều tinh bột và sẽ hư hỏng ở 0-3 độ C. Vì vậy, cơm sẽ bị khô và giảm chất lượng khi để trong ngăn lạnh.
Để giữ hương vị tốt hơn, cơm nên được cất trong ngăn đông. Các siêu thị Nhật có bán những hộp đựng cơm với kích thước ngang một bát cơm. Ngoài ra, người dân còn trữ cơm trong các túi zip kín. Tới bữa ăn, họ hâm nóng cơm bằng lò vi sóng. Tuyệt đối không cho phần cơm thừa vào bảo quản tiếp.
Nếu bạn có những chiếc hộp như vậy, hãy đổ cơm đã nấu chín vào đó và đậy nắp cẩn thận khi cơm vẫn còn nóng. Khi cơm nguội đến nhiệt độ phòng, hãy đông lạnh.
Cơm thừa có thể bảo quản trong tủ lạnh từ 4 đến 6 ngày sau khi nấu, tối đa 6 tháng trong tủ đông.
Người Nhật cho cơm nguội vào các túi zip hoặc hộp nhỏ để tủ đông ăn dần.
Ngay cả trong thời gian khuyến nghị 4-6 ngày, bạn vẫn nên bỏ cơm đi ngay lập tức nếu có gì đó không ổn.
Không phải lúc nào cơm hỏng cũng có dấu hiệu rõ ràng như nấm mốc, đổi màu. Theo Healthline, bạn nên ngửi cơm trước khi sử dụng. Cơm vẫn ăn được nếu không có mùi lạ. Nếu cơm dính bết bất thường, đó có thể là dấu hiệu của vi khuẩn xâm nhập. Cơm quá cứng hoặc khô cũng không nên giữ lại vì kể cả không nhiễm khuẩn, chất lượng, hương vị cũng không còn ngon.
Cơ quan Y tế Quốc gia của Vương quốc Anh đưa ra cảnh báo thận trọng rằng mọi người nên ăn cơm trong vòng 24 giờ vì lo lắng vi khuẩn Bacillus cereus. Đây là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất gây ngộ độc thực phẩm trên toàn thế giới. B. cereus phát triển trong cơm ở nhiệt độ phòng và các thực phẩm giàu tinh bột khác. Các triệu chứng ngộ độc bao gồm tiêu chảy và nôn mửa, thường tự hết trong vòng 1 ngày.
Chúng ta đều biết cơm mới nấu là ngon nhất và an toàn nhất. Tuy nhiên, chúng ta cũng thận trọng khi ăn cơm ở nhiệt độ phòng. Đừng để cơm thừa quá lâu. Đặc biệt, để ở nhiệt độ 30oC đến 40oC (86-104℉) là nguy cơ ngộ độc thực phẩm cao nhất.