Hai tỉnh Hải Dương và Hưng Yên được sáp nhập làm một vào ngày 26/1/1968. Hai tỉnh này của tên gọi chung là Hải Hưng. Thời điểm hợp nhất, tỉnh có hai thị xã là Hải Dương và Hưng Yên cùng 20 huyện. Diện tích của tỉnh Hải Hưng khoảng 2.500 km2, dân số 2,7 triệu người.
Hải Hưng được thành lập trên cơ sở sáp nhập hai tỉnh Hưng Yên và Hải Dương.
Từ ngày 1/1/1997, thực hiện Nghị quyết kỳ họp thứ 10 Quốc hội khóa IX, tỉnh Hải Hưng được tách thành tỉnh Hưng Yên và tỉnh Hải Dương. Cùng với đó Báo Hải Hưng cũng được tách ra thành hai tờ báo để đáp ứng yêu cầu tuyên truyền phục vụ nhiệm vụ chính trị của tỉnh mới tái lập.
Ý nghĩa tên gọi của tỉnh Hưng Yên là vùng đất hưng thịnh và yên bình. Đây là tỉnh không có rừng, không có núi và cũng không có biển.
Khi đến với vùng đất Hưng Yên, bạn đừng quên thưởng thức những đặc sản nức tiếng dưới đây:
Gà Đông Tảo
Khác với giống gà thông thường, gà Đông Tảo sở hữu đôi chân khỏe khoắn, chân của chúng to hơn gấp 10 lần loài gà khác, có màu đỏ hồng xuống tận bắp chân. Chính vì vậy, để chăn nuôi được giống gà này là vô cùng khó khăn, đòi hỏi sự kiên trì và tính tỉ mỉ cao.
Gà Đông Tảo thường được chế biến thành nhiều món ăn như gà hấp nấm, gà hầm thuốc bắc, da gà bóp thính,...
Tương bần
Nghề làm tương ở thị trấn Bần Yên Nhân là nghề truyền thống lâu đời ở xứ kinh kỳ. Thuở xa xưa, tương bần là đặc sản nổi tiếng dùng để "tiến vua". Đến nay, tương bần vẫn luôn là nước chấm dân dã mang đậm nét đẹp văn hóa của người Hưng Yên.
Nhãn lồng
Nhãn lồng đã trở thành thương hiệu riêng biệt làm nên tên tuổi của đất Hưng Yên. Ở Hưng Yên, nhãn lồng - đặc sản Hưng Yên đã vượt xa các tỉnh thành phía Bắc khác về cả danh tiếng lẫn độ ngon ngọt.
Mùa nhãn lồng thường nở rộ vào tháng 7, tháng 8. Vào thời điểm này, những chùm nhãn Hưng Yên đều trọn ủm, nặng trĩu và khá ngọt nước.
Bánh cuốn Phú Thị
Lớp vỏ bánh cuốn Phú Thị không quá bóng bẩy vì không có lớp mỡ bao phủ. Lớp nhân được cuộn bên trong thường là thịt heo băm nhuyễn xào với hành khô. Bánh cuốn hấp dẫn du khách bởi hương vị đậm đà, mềm mịn của lớp vỏ bánh và vị bùi thơm của nhân thịt xào. Tất cả hòa quyện với nước chấm chua ngọt tạo nên hương vị khó quên.
Rượu Lạc Đạo
Đâylà loại rượu nổi danh khắp đất Hưng Yên vì hương vị thơm nồng, dễ uống mà không gây đau đầu, choáng váng. Hiện nay, rượu Lạc Đạo trở thành đặc sản Hưng Yên không thể thiếu trong những bữa tiệc lớn của người Phố Hiến.