Nếu một người sống trong môi trường an nhàn quá lâu, họ sẽ mất đi ý chí chiến đấu, mất đi khát vọng muốn vươn ra ngoài thăm dò và phát triển, họ sẽ cho rằng thế giới giống như những gì mình đang thấy, sẽ cho rằng ai cũng đều lương thiện, tốt bụng. Nhưng rồi một ngày, khi bạn đột nhiên không có tiền, cuộc sống an nhàn đột nhiên biến mất, thay vào đó là hiện thực phũ phàng đau đớn, bạn sẽ nhận ra trước kia bản thân ngây thơ biết nhường nào.
(Ảnh minh họa)
Những điều này, chỉ khi nào không có tiền bạn mới hiểu được, thật đau lòng nhưng lại là hiện thực.
Hiện thực về việc nhìn rõ nhân tính: Đừng ôm quá nhiều hy vọng vào người khác
Trong bộ phim điện ảnh “Cưỡi gió đạp sóng” của đạo diễn nổi tiếng Trung Quốc Hàn Hàn có một câu thoại kinh điển: “Tình bạn trong hoàn cảnh thuận lợi đôi lúc cũng chẳng bền vững như chúng ta tưởng”.
Câu nói này thực sự rất thích hợp để áp dụng vào cuộc sống hiện thực. Khi bạn đang trên đà phát triển, rất nhiều người sẽ vây quanh bạn, bạn sẽ chẳng thể phân biệt được ai thật lòng, ai giả tạo. Chỉ đến khi bạn đột nhiên gặp nạn, không còn hào nhoáng nữa, bạn mới có thể nhìn rõ ở bên cạnh bạn thực sự có bao nhiêu người, được mấy người có tình cảm dành cho bạn là thật.
(Ảnh minh họa)
Khi bạn không có tiền, bạn sẽ hiểu được hiện thực nhân tính, sẽ bỏ đi mối quan hệ xã giao vô ích ấy, thực sự học được cách sống vì chính mình.
Hiểu được rằng rèn luyện sức khỏe mới chính là vốn quý giá nhất
Con người tới độ tuổi trung niên, trạng thái sức khỏe của bản thân sẽ không còn như ngày trẻ nữa, có một vài bộ phận thậm chí còn bắt đầu phát ra cảnh báo, cần chúng ta quan sát và chú ý nhiều hơn.
Tình trạng khách quan của sức khỏe yêu cầu những người ở độ tuổi trung niên bắt buộc phải thay đổi hình tượng “liều mạng kiếm tiền” trước kia của mình, dành nhiều thời gian để bảo vệ sức khỏe hơn, vì chỉ có sức khỏe mới là vốn quý giá nhất, là hy vọng lớn nhất của chúng ta.
(Ảnh minh họa)
Có cơ hội cảm nhận thấy sự cảnh báo mà cơ thể phát ra thực ra cũng đã là điều rất may mắn rồi. Vì có một số người, thậm chí còn không kịp “nghe” thấy cảnh báo của cơ thể thì bệnh đã vào giai đoạn khó có thể cứu chữa.
Bệnh viện chính là nơi tiêu tốn tiền bạc nhất, vì đâu ai mặc cả khi tới bệnh viện? Nhiều lúc, tính mạng của chúng ta cần tiền để tiếp tục. Một khi mắc bệnh, cần nằm viện thì không có tiền cũng chẳng có hy vọng gì. Tiền thuốc thang, tiền viện phí, tiền đồ dùng, ăn uống, đủ loại chi phí đè nặng lên vai khiến chúng ta tuyệt vọng.
Có một câu nói như thế này: Trên đời này chỉ có một loại bệnh, đó chính là bệnh nghèo
Đúng vậy, cho dù là vấn đề sức khỏe của bản thân, hay là những căn bệnh mà cha mẹ phải đối mặt lúc về già đều cần tiền để mua thuốc chữa bệnh. Nếu như không có tiền vào những lúc như vậy thì thực sự là tuyệt vọng.
Người trung niên không có tiền tức là không có quyền khỏe mạnh. Chỉ có thể nhìn họ lặng lẽ già đi, sau khi bị bệnh chỉ có thể đứng nhìn họ bị bệnh tật hành hạ mà chẳng thể làm gì.
(Ảnh minh họa)
Đối với bất kỳ ai mà nói, sức khỏe là tấm vé và là bảo hiểm để theo đuổi tất cả mọi thứ khác trên đời. Không có sức khỏe, những thứ khác cũng đều là vô ích. Đặc biệt là đối với những người trung niên mà nói, đối mặt với tình trạng trên có cha mẹ già, dưới có con nhỏ, cuộc sống không hề có thời gian xả hơi, cuộc sống bộn bề bắt họ phải bước nhanh về phía trước mà bỏ qua sức khỏe của mình.
Nếu như không có tiền thì cũng không có sức khỏe, không có sức khỏe thì cuộc sống cũng chẳng còn hy vọng.
Lòng tự trọng của con người nhiều lúc đều là có nhờ đồng tiền, không có tiền thì không có lòng tự trọng
Tôi có một người bạn, trước anh ấy từng có một cuộc hôn nhân đổ vỡ do phá sản, bố vợ của anh ấy thấy anh ấy bất tài, không có tiền đồ, có nói thế nào thì cũng không chịu để con gái của mình phải theo anh chịu khổ. Còn anh, tuy vô cùng đau lòng nhưng cũng đành bất lực, vì khi ấy anh quả thực chẳng có khả năng để vợ anh có được một cuộc sống tốt đẹp.
Từ đó về sau, anh đã hiểu được tầm quan trọng của đồng tiền. Có tiền thì mới có lòng tự trọng, không có tiền thì cho dù là người thân của bạn cũng sẽ coi thường bạn chứ đừng nói là người ngoài.
(Ảnh minh họa)
Tiểu thuyết gia người Nga - Lev Nikolayevich Tolstoy từng viết trong cuốn “Anna Karenina” của mình rằng: “Những người hạnh phúc đều giống nhau, nhưng những người bất hạnh lại có từng kiểu bất hạnh của riêng mình”. Nghe rất tàn khốc mà lại khiến người ta phải suy ngẫm.
Trăm năm sau, những người nghèo khó ấy lại dùng những trải nghiệm của mình viết tiếp vế sau của câu nói ấy rằng: Trong ngàn vạn điều bất hạnh, nghèo là nỗi bất hạnh lớn nhất.
Những khoảnh khắc khiến những người trung niên suy sụp dường như đều có liên quan mật thiết đến tiền. Không có tiền thì không có lòng tự trọng, chỉ có thể để mặc cho thời đại chà đạp lên số phận của chính mình. Không có tiền thì không có sức khỏe, chỉ có thể cho phép bệnh tật hành hạ thể xác. Không có tiền thì không có hy vọng, chỉ đành để mặc cho hiện thực chà đạp lên ước mơ của bản thân.
Trong những nguy cơ của tuổi trung niên, không có tiền chính là thứ nguy hiểm nhất
Nỗi khổ của người trung niên chỉ khi trải qua rồi mới có thể hiểu được. Nhưng cho dù như thế nào, mong bạn đừng từ bỏ mà hãy tiếp tục hy vọng, tiến về phía trước. Vì không có gì là đen tối mãi mãi, sau cơn mưa rồi trời lại sáng.