TIN TỨC » Kiến thức

Khi con cái không tôn trọng bạn, đừng tức giận, đừng giải thích, hãy nhớ những chữ này

Thứ năm, 05/09/2024 09:19

Sự khác biệt về lối sống, tư tưởng, và những trải nghiệm khác nhau giữa cha mẹ và con cái sẽ dẫn đến những xung đột và xa cách. Trong những lúc xảy ra tranh cãi, thay vì tức giận hay cố giải thích quá nhiều, cha mẹ hãy nhớ những điều sau để mối quan hệ thêm gắn kết.

1. Không tức giận: Cố gắng kiềm chế cảm xúc

Trong những cuộc cãi vã nảy lửa giữa cha mẹ và con cái. Một chuyện nhỏ nhặt có thể trở thành ngọn lửa bùng cháy, khiến hai bên đều mất kiểm soát. Con cái cố tình ương bướng, làm cha mẹ tức giận đến mức không kiềm chế được, dẫn đến những lời nói nặng nề, thậm chí là hành động bạo lực.

Lúc này, càng tức giận càng không giải quyết vấn đề gì, ngược lại còn khiến mọi thứ tồi tệ hơn.

Khi con cái không tôn trọng bạn, đừng tức giận, đừng giải thích, hãy nhớ những chữ này (Ảnh minh hoạ)

Cách xử lý thông minh nhất là hãy cố gắng giữ bình tĩnh, đừng để cảm xúc chi phối hành động. Khi tức giận, ai cũng dễ mắc sai lầm, gây tổn thương nghiêm trọng đến tình cảm trong gia đình.

Hãy nhớ rằng, tình cảm và yêu thương mới là cách tốt nhất để hóa giải mọi mâu thuẫn với con cái. Càng nóng giận, con cái càng mang tâm lý phản kháng để "chiến đấu" với bố mẹ.

2. Không hơn thua: Lùi một bước để tiến hai bước

"Tranh cãi là là một trò chơi kỳ lạ, không bên nào từng thắng." - Lời của Franklin ẩn chứa một sự thật phũ phàng về những cuộc tranh luận. Chúng ta thường dành sự nhẫn nhịn cho người ngoài, nhưng lại dễ dàng bộc lộ tính khí xấu với những người thân thiết nhất, đặc biệt là giữa cha mẹ và con cái. Cả hai đều mắc kẹt trong vòng xoáy của cảm xúc tiêu cực, không ai chịu nhường nhịn, dẫn đến sự bất hòa.

Thực tế, suy nghĩ của mỗi người, mỗi thế hệ sẽ không bao giờ giống nhau. Nếu cứ mãi theo cách nghĩ của mình, tất yếu dẫn đến tranh cãi, khiến mâu thuẫn giữa hai bên càng thêm nghiêm trọng.

(Ảnh minh hoạ)

Thay vì bới móc lỗi lầm của con cái, hãy giữ thái độ khách quan, nếu có lỗi thì chủ động nhận lỗi. Đừng dùng uy quyền để áp chế chúng, điều đó chỉ khiến chúng càng thêm phản kháng. Bạn sẽ nhận ra khi không phản bác, không tranh cãi, con cái lại tự kiểm điểm và nhận ra lỗi lầm của mình.

Thật ra, mâu thuẫn giữa cha mẹ và con cái không phải là ai ghét ai, mà chỉ là do quan niệm sống khác nhau dẫn đến bất đồng về quan điểm. Là cha mẹ, hãy cố gắng thấu hiểu và bao dung, thấu hiểu sự khó khăn trong cuộc sống của con cái, đồng thời cố gắng chấp nhận những cảm xúc tiêu cực của chúng.

3. Không nhiều lời: Hãy giữ bí mật

"Chúng ta phải giữ bí mật những chuyện riêng tư của mình. Những điều mà người khác không thể nhìn thấy bằng mắt thường, thì đừng để họ biết." Mỗi gia đình đều có những câu chuyện riêng, những khó khăn và những bí mật cần được giữ gìn.

Việc thường xuyên kể lể với người ngoài về những bất ổn trong gia đình không mang lại lợi ích gì, ngược lại còn dễ khiến gia đình trở thành trò cười và làm trầm trọng thêm mâu thuẫn trong gia đình.

(Ảnh minh hoạ)

Việc tốt không đi ra ngoài, việc xấu thì lan truyền khắp nơi. Bạn than thở với người ngoài, tưởng rằng nói vài câu không có gì, nhưng thực chất hoàn toàn không cần thiết, ngược lại còn khiến con cái vô cùng phiền lòng, đồng thời làm tăng khoảng cách trong mối quan hệ giữa hai bên.

Thái độ tốt nhất là không nói, giữ im lặng. Cha mẹ cần thể hiện sự khoan dung của mình, mâu thuẫn trong gia đình nên giải quyết trong nhà, đừng vạch trần những khuyết điểm của con cái ra ngoài.

Để gia đình hòa thuận và yên ổn, tốt nhất là giữ bí mật của gia đình, các thành viên trong gia đình che chở lẫn nhau, mối quan hệ mới ngày càng tốt đẹp.

Thu Hà (Theo Thương Hiệu và Pháp Luật)
Tin nổi bật
Tin cùng chuyên mục
Tin Video
Tin mới