Cá chép vốn là loại cá rất dinh dưỡng và có thể dễ dàng chế biến được những món ngon. Thịt cá chép mềm, thơm và giàu dinh dưỡng. Nó không chỉ chứa một lượng lớn protein chất lượng cao mà còn giàu chất dinh dưỡng như axit amin thiết yếu, khoáng chất, vitamin A và vitamin D. Ăn thường xuyên rất có lợi cho sức khỏe con người.
Tuy giá cá chép không đắt và dễ mua nhưng để mua được cá chép có hương vị và dinh dưỡng tốt hơn, để gia đình ăn uống lành mạnh hơn thì chúng ta không được chủ quan khi lựa chọn cá chép.
Khi mua cá chép chọn “to béo” hay “thon dài?
Nhiều người cho rằng, khi mua cá phải chọn những con mập, to thì sẽ nhiều thịt. Thực tế đây là một quan điểm sai lầm, con béo thường là cá cái, nhìn khá hấp dẫn nhưng tỷ lệ cho thịt của loại này thường rất thấp, bụng phần lớn là nội tạng và mỡ. Vì vậy, khi mua cá chép chúng ta nên chọn mua những con có thân hình thon và dẹt. Loại cá chép này ít ruột, thịt săn chắc, nhiều thịt, vị ngon hơn.
3 loại cá này không nên mua dù giá rẻ đến cỡ nào
Cá chép có mang màu đỏ sẫm
Khi chúng ta mua cá chép, nếu thấy mang cá chép có màu đỏ sậm hoặc trắng nhạt, có nhiều chất nhầy, khoảng cách giữa các mang dài thì đó là cá sắp chết, dù rẻ đến mấy cũng không nên mua. Cá chép tươi phải có vảy sáng, xếp lớp chặt chẽ và sáng màu.
Cá chép có mắt vẩn đục và sụp xuống
Nếu nhãn cầu cá chép lấm bùn, rũ xuống, giác mạc bị sung huyết nghĩa là cá không tươi. Đó là cá chép sắp chết và không nên mua. Cá tươi sẽ có đôi mắt trong veo, lấp lánh, thấy rõ được phần con ngươi bên trong.
Cá chép có đuôi bị thương
Đuôi của cá là vị trí tương đối nhạy cảm. Nếu cơ thể hoặc một vị trí nào đó của cá bị thương thì đầu tiên, đuôi của cá sẽ chuyển sang màu đỏ. Vì vậy, nếu khi mua thấy đuôi cá có màu đỏ thì bạn đừng chọn, chất lượng và mùi vị sẽ rất kém
Nếu đuôi cá chép có vết máu và chưa hoàn chỉnh nghĩa là nó không còn tươi nữa. Cá chép tươi chất lượng cao có đuôi đầy đủ, vảy chặt. Bạn có thể cảm thấy rất đàn hồi khi dùng tay ấn vào thân cá.
Ngoài ra, khi mua cá chép nếu thấy bể cá có màu xanh đậm nghĩa là nước đã lâu không được thay, tốt nhất bạn không nên mua cá chép nuôi trong môi trường không tốt cho sức khỏe này.
Bảo quản cá chép thế nào cho đúng?
Phương pháp bảo quản ngắn hạn
Nếu cá chép có thể ăn được trong một hoặc hai ngày, cá chép sau khi giết mổ có thể được làm sạch và lau khô. Đóng gói túi giữ tươi và cho vào ngăn mát tủ lạnh.
Phương pháp bảo quản lâu dài
Nếu cá chép bạn mua không thể nấu chín trong vòng một hoặc hai ngày, bạn phải bảo quản đông lạnh. Tốt nhất nên cho cá chép vào túi zip buộc kín và để cấp đông. Làm cách này sẽ bảo quản được hương vị của cá trong vòng 2 tháng. Tuy nhiên, bạn nên ăn cá chép ngay sau khi mua vì khi đó cá chép tươi ngon nhất.
Cách làm món cá chép chua ngọt, ăn cùng cơm trắng vô cùng ngon
Nguyên liệu: 1 con cá chép, tỏi, hành lá, đường, giấm, sốt cà chua, tinh bột ngô, dầu ăn, muối
Thực hiện:
Khi đã chọn mua cá chép tươi ngon rồi, bạn cũng không nên bỏ qua công đoạn sơ chế. Đây là bước giúp bạn giữ lại cao nhất độ tươi ngon và dưỡng chất từ nguyên liệu.
Đầu tiên, bạn nên loại bỏ phần nội tạng, đánh hết vảy cá, đảm bảo làm sạch nhất có thể. Nếu để ý ở hai bên sườn cá, bạn sẽ thấy một đường gân trắng. Đây chính là nguyên nhân gây ra mùi tanh ở cá, hãy loại bỏ đi trong lúc sơ chế.
Bạn dùng giấm để khử mùi tanh rất hiệu quả trước khi tiến hành chế biến.
Băm tỏi và cắt nhỏ hành lá.
Đổ một lượng dầu ăn thích hợp vào nồi nóng. Khi đã nóng khoảng 60%, cuộn cá chép với bột ngô, cho vào nồi chiên chín kỹ hai mặt.
Cho dầu vào nồi phi thơm tỏi băm, đổ một ít nước vào, thêm đường, giấm, muối, sốt cà chua vào, trộn đều rồi rưới lên cá, cuối cùng trang trí và thưởng thức.