Khoai môn là loại củ thường được dùng để nấu canh xương. Để chọn khoai ngon hãy lưu ý những điểm dưới đây:
Hình dáng
Đối với khoai môn bạn cần chọn những củ tròn đều, có hình dáng như quả trứng gà. Bên ngoài lớp vỏ sần sùi, có nhiều râu và đất vẫn còn bám trên vỏ. Kích thước của khoai vừa, không quá lớn cũng không quá nhỏ.
Cách chọn mua khoai môn ngon không bị sượng.
Trọng lượng
Một mẹo mách bạn khi cầm củ khoai môn lên tay, nếu cảm thấy khoai môn nguyên củ nặng thì tức là nó nhiều nước bên trong, những củ như thế này khi nấu chín thường không có vị, rất nhạt, bị sượng. Còn ngược lại, cầm củ khoai mà cảm giác nhẹ, thì củ đó thường ít nước, có hàm lượng tinh bột cao, khi luộc chín khoai ăn sẽ bùi bùi, mùi thơm đậm.
Phần mắt khoai môn
Khi chọn khoai thì phần mắt khoai cũng rất quan trọng. Bạn xem kĩ những củ có nhiều lỗ trũng, càng có nhiều lỗ trũng thì khoai càng bùi, vị ngon. Nếu nhìn thấy khoai có ít lỗ mà vỏ mịn, khả năng cao đó là khoai môn không ngon.
Màu sắc, kết cấu khoai
Nếu chọn những củ khoai người ta sơ chế hoặc cắt sẵn, nhìn vàobạn thấy lớp ruột khoai có nhiều vân tím và màu đỏ đậm thì chứng tỏ củ khoai đó ngon, nếu màu sắc bên trong nhợt nhạt, khoai thường không ngon.
Bảo quản khoai môn
Bước đầu tiên cần chọn. Khoai môn mua về phải chọn kỹ. Một số khoai bị hư, đốm thì phải nhặt bỏ. Khoai như vậy không dễ bảo quản; bước thứ hai, yêu cầu phơi khô.
Phơi nắng 2 ~ 3 ngày cho khô bớt độ ẩm trên bề mặt khoai môn, có thể bảo quản tốt hơn và kéo dài thời gian bảo quản; bước thứ 3 cần đóng gói, đáy thùng rỗng. Nên phủ một lớp giấy vệ sinh. Đặc biệt hút ẩm tốt, có thể giữ cho bề mặt khoai môn khô ráo, sau đó phủ một lớp khoai môn, và lót một ít giấy vệ sinh cho đến khi đầy cả hộp, cuối cùng niêm phong hộp bằng giấy vệ sinh. Điều này không chỉ ngăn ẩm mà còn tránh cho khoai môn tiếp xúc với không khí quá nhiều, do đó sẽ bị oxy hóa chậm hơn và bảo quản được lâu hơn.
Làm sạch và ăn khoai môn
Khoai môn cũng giống như khoai tây, phải nấu chín ăn, vì nó chứa tinh bột khó tiêu, chỉ chuyển hóa khi nấu chín.
Tốt nhất bạn nên đeo găng tay khi làm sạch khoai môn, chất nhầy của khoai môn sẽ khiến da bị tê và ngứa, nếu không may bị nhiễm bẩn, hãy chà xát với giấm càng sớm càng tốt để làm dịu vết thương.