TIN TỨC » Kiến thức

Khoảng cách từ tỉnh Thanh Hóa đến Hà Nội bao nhiêu km?

Chủ nhật, 12/01/2025 10:07

Đang muốn đi từ Thanh Hóa ra Hà Nội du lịch, hay công tác bạn có băn khoăn xem quãng đường di chuyển là bao xa?

Thanh Hóa cách thủ đô Hà Nội bao nhiêu km?

Thanh Hóa nằm cách thủ đô Hà Nội khoảng 150 km về về phía Nam theo QL 1A, nằm cách Hải Phòng và Quảng Ninh (hai thành phố du lịch, công nghiệp và hạt nhân phát triển của vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc) tương ứng là 135 km (theo QL 10 và QL 1A) và 160 km (theo QL 18 và QL 1A).

Vị trí địa lý thuận lợi đã giúp cho tỉnh Thanh Hóa có điều kiện thuận lợi giao lưu kinh tế và văn hóa khu vực Đồng bằng Bắc Bộ, Duyên hải Miền Trung, Miền núi Tây Bắc, Đông Bắc Lào và Vịnh Bắc Bộ. Đồng thời, là cửa ngõ thông thương ra biển gần nhất của khu vực phía Tây Tây Bắc Tổ quốc và Đông Bắc Lào đã tạo cho Thanh Hóa một vị thế quan trọng trong chiến lược phát triển vành đai kinh tế Vịnh Bắc Bộ và một phần khu vực Tây Bắc của Tổ quốc.

Bên cạnh đó, cùng với các tuyến đường QL huyết mạch như: tuyến giao thông Bắc - Nam (theo QL 1A, QL 10, Đường Hồ Chí Minh, tuyến Đường sắt Bắc - Nam) và tuyến giao thông Đông - Tây (theo QL 47, QL 45, QL 217, QL 15A,...), đã giúp cho tỉnh Thanh Hóa có một lợi thế rất lớn và có nhiều cơ hội để phát triển nhanh chóng kinh tế - xã hội của tỉnh nói chung và nông nghiệp nói riêng.

Tỉnh Thanh Hóa có vị trí địa lý nằm cách thủ đô Hà Nội khoảng 150 km về về phía Nam theo QL 1A.

Tỉnh Thanh Hóa đặt mục tiêu cụ thể phát triển đến năm 2030 là gì?

Căn cứ theo tiết b Tiểu mục 2 Mục 2 Quyết định 153/QĐ-TTg năm 2023, tỉnh Thanh Hóa đặt mục tiêu cụ thể phát triển đến năm 2030 đó là:

- Về kinh tế: Tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) giai đoạn 2021 - 2030 đạt 10,1% trở lên. Cơ cấu các ngành kinh tế trong GRDP: Đến năm 2030: Nông, lâm nghiệp, thủy sản chiếm 5,1%; công nghiệp - xây dựng chiếm 57%; dịch vụ chiếm 33,3%; thuế sản phẩm chiếm 4,6%.

+ GRDP bình quân đầu người đến năm 2025 đạt khoảng 4.200 USD trở lên; năm 2030 đạt 7.850 USD trở lên.

+ Tổng huy động vốn đầu tư toàn xã hội giai đoạn 2021 - 2025 đạt 750.000 tỷ đồng trở lên; giai đoạn 2026 - 2030 đạt 900.000 tỷ đồng trở lên.

+ Sản lượng lương thực bình quân hằng năm ổn định ở mức 1,5 triệu tấn.

+ Giá trị xuất khẩu đến năm 2025 đạt 8 tỷ USD và đạt 15 tỷ USD năm 2030.

+ Tỷ lệ đô thị hóa đến năm 2030 đạt 50% trở lên.

+ Đến năm 2025, tỷ lệ xã đạt chuẩn nông thôn mới đạt 88%; đến năm 2030, tỷ lệ xã đạt chuẩn nông thôn mới đạt 100%.

+ Năng suất lao động tăng bình quân hàng năm giai đoạn 2021 - 2025 đạt trên 9,6%; giai đoạn 2026 - 2030 đạt trên 8,1%/năm.

+ Đóng góp của năng suất các nhân tố tổng hợp (TFP) vào tăng trưởng tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) giai đoạn 2021 - 2025 đạt 40%; giai đoạn 2026 - 2030 đạt 45%.

- Về xã hội:

+ Tốc độ tăng dân số bình quân hằng năm duy trì ở mức 0,5 - 0,75%.

+ Tỷ lệ lao động nông nghiệp trong tổng lao động xã hội năm 2025 chiếm dưới 30%; năm 2030 chiếm dưới 20%.

+ Số bác sỹ/1 vạn dân năm 2025 đạt 13 bác sỹ; năm 2030 đạt 15 bác sỹ. Tỷ lệ dân số tham gia bảo hiểm y tế năm 2025 đạt trên 92%; năm 2030 đạt trên 95%.

+ Tỷ lệ lao động qua đào tạo năm 2025 đạt 75%; năm 2030 đạt 80%.

+ Tỷ lệ hộ nghèo giảm bình quân hàng năm từ 1,5% trở lên.

- Về môi trường:

+ Tỷ lệ che phủ rừng năm 2025 đạt 54%, năm 2030 đạt 54,5%.

+ Tỷ lệ dân số nông thôn được dùng nước hợp vệ sinh năm 2025 đạt 98,5%; năm 2030 đạt 99,5%.

+ Phấn đấu tỷ lệ chất thải rắn sinh hoạt được thu gom, xử lý đạt tiêu chuẩn đến năm 2030 tại khu vực nông thôn đạt 90%, khu vực thành thị đạt 98%.

- Về quốc phòng an ninh: Tỷ lệ xã, phường, thị trấn đạt tiêu chuẩn về an ninh xã hội hằng năm đạt 70% trở lên. Bảo đảm quốc phòng an ninh, giữ vững chủ quyền biên giới, ổn định chính trị và trật tự xã hội.

Tường San (Theo Thương Hiệu và Pháp Luật)
Tin nổi bật
Tin cùng chuyên mục
Tin Video
Tin mới