Người xưa có nhắn tới thế hệ con cháu rằng: "Không cầm bát bằng tay, một đời hủy hoại; rung chân nhún vai, hỏng cả 3 đời".
Vậy câu nói này có ý nghĩa là gì?
"Không cầm bát bằng tay, một đời hủy hoại"
Câu nói này bắt nguồn từ tích xưa: Vào thời Nam Tống, có một vị hoàng đế phải sống ẩn mình trong dân chúng vì chiến tranh và suýt chết đói nhưng nhờ một người ăn xin tên Tào Quân chia sẻ phần ăn mà giữ được tính mạng.
Sau khi hoàng đế lấy lại được ngôi vị đã ban tặng cho người ăn xin một bát cơm mạ vàng. Nếu dùng bát này để đi ăn xin thì ai thấy cũng phải bố thí, nếu không sẽ là thiếu tôn trọng vua. Tào Quân nhờ đó mà được những gia đình giàu có, quý tộc, quan lại "chăm sóc đặc biệt" nên sống dư dả.
"Không cầm bát bằng tay, một đời hủy hoại" là câu nói xuất phát từ tích xưa (Ảnh minh họa)
Một ngày nọ, Tào Quân ăn cơm bằng bát vàng nhưng vì không cầm bát trên tay mà làm rơi vỡ. Bát vàng là tặng phẩm vua ban, làm vỡ bát chính là đại tội nhưng Tào Quân chẳng những không áy náy còn dám gặp hoàng đế xin ban chiếc bát khác. Hoàng đế thấy Tào Quân không trân trọng bảo vật mình tặng lại còn tham lam nên ra lệnh đánh ông rồi đuổi ra khỏi cung. Từ đó, Tào Quân quay về cuộc sống ăn xin nghèo đói trước kia.
Từ đó câu nói "không cầm bát bằng tay, một đời hủy hoại" mới ra đời. Dù đây chỉ là câu nói dựa trên chuyện dân gian xưa nhưng nó vẫn là lời răn hữu ích cho người hiện đại bởi thói quen ăn cơm không cầm bát quả thực không hề có lợi.
Khi ăn mà không cầm bát, bạn thường phải cúi người hoặc vặn vẹo người để giữ thăng bằng cho cơ thể. Nếu bạn giữ tư thế này quá lâu có thể gây chấn thương cột sống thắt lưng hoặc căng cơ thắt lưng.
Nếu không cầm bát khi ăn, bạn thường xuyên phải cúi đầu xuống sẽ ảnh hưởng đến quá trình ăn uống. Nếu cúi xuống quá nhiều khi ăn, nó có thể làm chậm nhu động của đường tiêu hóa, ảnh hưởng đến chức năng tiêu hóa, gây khó tiêu.
Tất nhiên, việc không cầm bát khi ăn cũng sẽ làm tăng nguy cơ bát bị trượt, rơi hoặc đổ, canh hoặc cơm nóng có thể tràn ra ngoài gây bỏng da, hoặc bát có thể bị vỡ và khiến bạn bị thương.
"Rung chân nhún vai, hỏng cả 3 đời"
Nguồn gốc của câu nói này là vào thời nhà Minh, có một cậu bé tên Tạ Trường Thanh từ nhỏ có tư chất thông minh, khi lớn lên liên tục đứng đầu trong các kỳ thi ở địa phương, sau đó được tham gia cuộc thi tại kinh thành do đích thân hoàng đế chấm điểm.
Trước khi Tạ Trường Thanh đi, thầy giáo đã nghiêm túc dặn: "Tiểu tử ngươi cái gì cũng giỏi, chỉ cần bỏ đi vấn đề rung chân nhún vai là được. Kỳ thi này là khoa thi do chính hoàng đế chủ trì, ngươi không được phạm sai lầm".
Tạ Trường Thanh gật đầu hứa với thầy sẽ làm tốt. Quả thực trong kỳ thi, Tạ Trường Thanh đã trả lời xuất sắc những câu hỏi vua đặt ra, duy chỉ có một điều đó là khi trả lời câu cuối, hắn lại vô thức lặp lại thói quen xấu rung chân nhún vai. Chính vì hành động này mà Trường Thanh bị đánh trượt và thậm chí còn bị cấm thi trong 3 thế hệ sau.
Một vị quan sau đó đã tiết lộ hoàng đế rất hài lòng với phần thi của Trường Thanh biết nhưng hành động rung chân, nhún vai đã vô tình động chạm đến vua. Bởi vì lúc đó hoàng đế chân có tật, nhìn thấy hành động kia của Trường Thanh nên cho rằng đang mỉa mai châm chọc vua nên mới tức giận như vậy.
Thực tế, thói quen rung chân gây hại không ít đến sức khỏe:
Mệt mỏi cơ bắp: Thường xuyên lắc chân hoặc nhún vai sẽ khiến các cơ liên quan liên tục co và giãn, dẫn đến mỏi cơ, từ đó có thể gây đau nhức và khó chịu ở cơ.
Tổn thương khớp: Thường xuyên rung chân hoặc nhún vai sẽ khiến các khớp xương của bạn phải chịu tác động và áp lực liên tục, có thể dẫn đến hao mòn và tổn thương khớp trong thời gian dài.
Ảnh hưởng đến tuần hoàn máu: Thường xuyên rung chân hoặc nhún vai sẽ ảnh hưởng đến quá trình lưu thông máu trong cơ thể, khiến máu lưu thông kém, từ đó có thể gây tê tay chân, chóng mặt và các triệu chứng khó chịu khác.
Gây căng thẳng tinh thần: Thường xuyên rung chân hoặc nhún vai có thể khiến con người cảm thấy lo lắng, khó chịu, gây căng thẳng tinh thần và ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất, tinh thần.
Đặc biệt, tình trạng rung chân nếu không phải do thói quen mà do bệnh lý gây ra cũng rất nguy hiểm. Nếu chân bị run kèm theo cảm giác đau nhức, nóng rát thì không nên chủ quan, đó có thể là tín hiệu báo nguy của cơ thể khi có vấn đề liên quan đến thần kinh. Do đó nên đi khám càng sớm càng tốt để tránh khiến tình hình trở nên tồi tệ hơn.
* Thông tin mang tính chất tham khảo