TIN TỨC » Kiến thức

Kiêng 'chuyện nam nữ' vào ngày rằm và mùng một, lý do không phải ai cũng biết

Thứ ba, 15/02/2022 18:56

Người xưa quan niệm rằng cần kiêng 'quan hệ' vào vào ngày rằm mùng một. Vậy lý do là gì?

Lý giải quan niệm truyền thống này, người ta cho rằng nam thuộc dương, nữ thuộc âm, "cô dương bất sinh, độc âm bất trưởng" - âm dương phải cùng tồn tại song song và dựa vào nhau để phát triển mới tốt. Khi âm dương không hòa hợp thì có thể sẽ kéo đến rắc rối, hung họa.

Trong khi đó, ngày mùng một, ngày rằm lại là lúc "nguyệt khuếch khuy không", ngày đầu tháng thường không nhìn thấy trăng, ngày rằm thì trăng tròn và sáng nhất trong tháng. Nguyệt (trăng) cũng được tính là thuộc âm, vậy nên trong những thời điểm này sẽ xảy ra sự mất cân bằng âm dương, không tốt cho chuyện phòng the và có thể mang đến những điều xui rủi.

Sách “Tố Nữ Kinh” có viết: “Cấm kỵ giao hợp vào những ngày mùng một,ngày rằm, ngày cuối tháng âm lịch, phạm vào những cấm kỵ này khi sinh con cái ra sẽ bị thương tổn, còn mình thì tổn hao nguyên khí, trong mình lúc đó bị giục hỏa thiêu trung nghĩa là hỏa thị dục thiêu đốt tâm can nên nước tiểu phát ra có màu đỏ hay màu vàng đậm nhiều khi mang thêm bệnh di tinh, giảm tuổi thọ”.

Kiêng chuyện chăn gối vào ngày rằm và mùng một là theo quan điểm Nho giáo. Họ cho rằng, ngày đầu tháng, đầu năm cần sạch sẽ. Vì thế, không chỉ kiêng kỵ tình dục mà còn phải kiêng cả sát sinh…

Tuy nhiên, ngày nay việc quan niệm nên hay không nên quan hệ tình dục vào ngày mùng 1, rằm không còn quá quan trọng, nặng nề như trước đây. Nhưng cũng có một số cặp vợ chồng nghĩ rằng “có thờ có thiêng, có kiêng có lành”, nên phàm là những điều đã được cha ông đúc kết lại thì cũng nên hạn chế mắc phải. Mặc dù sự thực hư, đúng sai của quan niệm này đến nay vẫn chưa được kiểm chứng.

Một số điều kiêng kỵ khác vào ngày mùng rằm, mùng một

Ngoài việc kiêng kỵ quan hệ vào ngày rằm và mùng một kể trên, thì trong dân gian còn lưu truyền rất nhiều việc nên tránh làm trong ngày đầu tháng, đầu năm, ngày rằm như sau:

Kiêng vay mượn tiền, xuất tiền của

Hầu hết mọi người thường kiêng xuất tiền vào ngày đầu tháng vì sợ bị "dông" cả tháng. Ngược lại, người ta cũng thường kiêng đi vay mượn hay đi trả nợ.

Kiêng một số món ăn

Theo quan niệm dân gian, nếu ăn một số món ăn như thịt chó, thịt vịt, mực, cá mè, trứng vịt… vào ngày đầu tháng thì sẽ bị xúi quẩy, hãm tài, mất của, không may, bệnh tật lâu khỏi...

Kiêng không được cắt tóc

Thực tế là hiện nay vẫn có không ít người ngại cắt tóc vào ngày mùng một âm lịch đầu tháng vì sợ rằng nếu cắt tóc thì sẽ gặp đen đủi, tài lộc tiêu hao. Người Việt quan niệm rằng, tóc là bộ phận của con người nên không muốn cắt bỏ những gì thuộc về cơ thể trong ngày đầu tháng, bởi cắt là mất, nó có thể cho ta gặp những chuyện không suôn sẻ hoặc hay ốm đau.

Không làm đổ vỡ đồ dùng

Đầu tháng mà làm đổ vỡ bát đĩa, ấm chén, gương, đồ dùng trong nhà đều được coi là điều không tốt. Từ vỡ, bể là những từ tạo nên sự chia cắt, đứt lìa trong gia đình. Vì vậy, những ngày đầu tháng thường kỵ việc đánh vỡ bát đĩa, ấm chén, cãi nhau, chửi nhau để hạn chế những điều không vui xảy ra với gia đình.

Kiêng đi thăm phụ nữ đẻ

Có câu "Sinh dữ tử lành" nên nếu đầu tháng mà đi thăm gái đẻ là rông, người xưa vẫn truyền tai nhau như thế.

Kiêng không nói tới điều rủi ro

Nhiều người cho rằng việc nói những điều rủi ro, không may mắn trong ngày đầu tháng là điều kiêng kỵ vì sợ rằng cả tháng cũng sẽ gặp phải rủi ro như lời đã nói.

Kiêng nói bậy, chửi tục

Nói bậy chửi tục là một thói quen phản ánh phần nào văn hóa của một người. Nó vừa không được khuyến khích mà còn là điều kiêng kỵ trong những ngày đầu tháng. Nhiều người quan niệm nếu đầu tháng mà nói bậy chửi tục thì cả tháng sẽ gặp những chuyện thị phi.

*Thông tin trong bài chỉ mang tính chất tham khảo.

Hoàng Khuông (TH) (Theo Thuơng Hiệu và Pháp Luật)
Tin nổi bật
Tin cùng chuyên mục
Tin Video
Tin mới