Nguồn gốc bí ẩn từ hòn đá tiên
Khác với những nhân vật khác được đầu thai chuyển kiếp hay trực tiếp bị đày xuống trần gian, Tôn Ngộ Không xuất hiện một cách kỳ lạ. Nguyên tác mô tả, một tảng đá thiêng hấp thụ tinh hoa nhật nguyệt, khí thiêng trời đất lâu ngày, bên trong thai nghén một bào thai tiên. Đến một ngày, tảng đá nứt đôi, sinh ra một quả trứng đá tròn, gặp gió hóa thành con khỉ đá. Sự ra đời khác thường này gợi mở về một tiền kiếp không hề tầm thường của Tôn Ngộ Không.
Theo nguyên tác, kiếp trước của Tôn Ngộ Không được sinh ra từ tảng đá
Về quả trứng đá tròn, tác giả từng ám chỉ đó là một vật "hình tròn, sáng rực", có uy năng "vào lửa không cháy, xuống nước không chìm" khi Tôn Ngộ Không đại náo thiên cung. Một số giả thuyết cho rằng đây là ngọc "ma-ni", một vật phẩm quý báu trong Phật giáo, có khả năng tẩy trừ ma quỷ, lắng trong nước dơ, tương tự như xá lợi của các bậc tu hành đắc đạo. Điều này gợi ý rằng thực thể của Tôn Ngộ Không có thể chính là ngọc ma-ni.
Giả thuyết về tu sĩ giác ngộ và địa tạng vương bồ tát
Ngọc ma-ni là một bảo vật Phật giáo vô cùng quý hiếm, chỉ có tu sĩ giác ngộ mới có được sau khi viên tịch. Một giả thuyết khác cho rằng viên ngọc này là của Địa Tạng Vương Bồ Tát. Dù nguồn gốc thế nào, nó đều liên quan mật thiết đến Phật giáo. Nếu Tôn Ngộ Không là một hóa thân chuyển kiếp, rất có thể kiếp trước của hắn là một tu sĩ đắc đạo.
Địa Tạng Vương Bồ Tát, người phụ trách luân hồi, có lẽ biết rõ về nguồn gốc của Tôn Ngộ Không. Khi Tôn Ngộ Không đại náo địa phủ, xóa sổ sinh tử, Địa Tạng Vương không hề ra tay ngăn cản dù ngài có thừa khả năng để thu phục con khỉ hoang dã này. Điều đó chứng tỏ ngài đã biết trước về tiền kiếp đặc biệt của Tôn Ngộ Không.
Hành trình tu luyện đầy gian truân
Trong "Tây Du Ký", hình ảnh Thái Thượng Lão Quân "hóa hồ thành Phật" được xem là ẩn dụ cho thấy Tôn Ngộ Không cũng là một tu sĩ với vô lượng công đức, suýt thành Phật ở kiếp trước. Việc tái sinh là Tôn Ngôn Không không chỉ là sự sắp đặt của Đức Phật mà còn là một lịch kiếp, một thử thách để vị tu sĩ này tiếp tục con đường tu hành.
Nếu kiếp trước Tôn Ngộ Không là một tu sĩ giác ngộ, thì xá lợi của hắn sau khi viên tịch sẽ thuộc về Phật giáo. Tuy nhiên, thành tựu của hắn chưa đủ để thành Phật nên phải tái sinh để tiếp tục tu luyện. Việc bảo vệ Đường Tăng đi thỉnh kinh là một cơ hội để hắn hoàn thành tâm nguyện, đạt được quả vị Phật. Con đường thành Phật vốn không hề dễ dàng, đòi hỏi phải trải qua nhiều gian truân, thử thách.
Sự sắp đặt tinh tế và mục đích của đức phật
Ngay từ khi Tôn Ngộ Không ra đời, Đức Phật đã sắp xếp cho hắn nhiều cơ duyên. Từ việc học đạo từ Tổ sư Bồ Đề, lấy gậy Như Ý từ long cung, đại náo thiên cung, ăn trộm đào tiên... tất cả đều là những bước đi được tính toán trước. Việc bị Thái Thượng Lão Quân luyện trong lò bát quái cũng là một cách để tôi luyện Tôn Ngộ Không, giúp hắn có được hỏa nhãn kim tinh.
Việc Tôn Ngộ Không đại náo thiên cung đã khiến Ngọc Hoàng phải thỉnh Phật Như Lai ra mặt, gián tiếp nâng cao vị thế của Phật giáo. Sau đó, Tôn Ngộ Không bị giam dưới Ngũ Hành Sơn năm trăm năm, đó là một cách để Như Lai đưa hắn trở về "lòng mẹ", tịnh tâm tu luyện, chuẩn bị cho hành trình bảo vệ Đường Tăng đi thỉnh kinh.