TIN TỨC » Kiến thức

Kỳ lạ vách đá đẻ “trứng” hàng trăm năm bí ẩn ở Trung Quốc

Thứ bảy, 02/03/2024 11:27

Quý Châu - Một ngôi làng nhỏ ở Trung Quốc đang trở thành tâm điểm chú ý của giới truyền thông vì vách đá bí ẩn được cho là "đẻ trứng".

Theo người dân địa phương, nằm ở phía đông nam đất nước, ngọn núi thường xuyên tạo ra những khối đá hình tròn lớn nặng hơn 300 kg. Người ta nói rằng cứ ba chục năm “trứng đá” lại rơi từ vách đá xuống một lần. Các nhà khoa học vẫn chưa biết lời giải thích về hiện tượng này.

Ngọn núi khác thường này nằm ở tỉnh Quý Châu, thuộc làng Gulu Zhai, nơi người Thủy đã sống khoảng 1.000 năm. Theo thông tin, "vách đá đẻ trứng" hay còn gọi là "chan dan ya" trong tiếng Trung, dài 20 mét và rộng 6 mét.

Những quả bóng có đường kính từ 30 đến 60 cm có thể nặng tới 300 kg. Những khối đá này được “thổ dân” coi là biểu tượng của sự may mắn, họ sưu tầm và thờ cúng tại nhà.

Trứng đá được hình thành như thế nào?

Trước đây, người dân trong vùng tưởng đó là trứng khủng long vì hình dáng có nhiều điểm tương đồng. Các chuyên gia đã đến tận nơi để lý giải hiện tượng này.

Từ Vinh Hoa, giáo sư tại Viện Địa chất và Địa vật lý thuộc Viện Khoa học Trung Quốc là người đặc biệt quan tâm đến những quả trứng đá. Sau một thời gian nghiên cứu, ông cho biết những quả trứng đá này không phải là hóa thạch trứng khủng long. Lý do là vì trứng khủng long hóa thạch phải có lớp vỏ bên ngoài trong khi trứng đá này hoàn toàn không có. Cấu tạo bên trong của nó cũng rất đơn giản.

Bên cạnh đó, các nhà khoa học cũng tìm ra những quả trứng đá và vách đá đẻ trứng này đều được hình thành cách đây 500 triệu năm trong kỷ Cambri.

Đây trùng hợp là thời gian sự sống trên Trái đất bùng nổ mạnh mẽ. Trong thời kỳ này, nhiều sinh vật khổng lồ và kỳ thú đã xuất hiện như khủng long, chim và động vật có vú. Đặc điểm chung của những sinh vật này là to lớn và đa dạng. Chính vì sự hiện diện của những sinh vật này mà sự sống mới nở rộ khắp mọi nơi trên hành tinh của chúng ta.

Cách đây 500 triệu năm, vách đá ở Quý Châu, Trung Quốc này vẫn còn ở dưới nước. Các chuyên gia cho rằng trứng đá được hình thành cách đây khoảng 500 triệu năm trước trong thời kỳ Cambri.

Thời kỳ đó, khu vực này là đại dương. Những hạt silicon dioxide đã bám vào nhau, tạo thành hình cầu trong nước trước khi bị nén thành đá biến chất. Bản thân việc ở trong nước cũng khiến các khối silicon dioxide trở nên tròn và nhẵn hơn.

Ở một số vùng phía nam Trung Quốc và Đông Nam Á, hiện tượng này đặc biệt hiếm và gần như không đó. Nhưng ở miền bắc Australia cũng có một loại đá vôi kỳ dị (còn gọi là "vỏ trứng đá") trông giống như một vỏ trứng khổng lồ.

Tại sao cứ 30 năm lại sinh ra một quả trứng đá?

Các chuyên gia cho biết những quả trứng này được hình thành từ 500 triệu năm trước, vì vậy chúng không phải là một phần của mặt vách đá. Trong cuốn sách "Hiện tượng đáng sợ", người ta lập luận rằng lớp bùn dưới biển tạo thành núi và các quả trứng. Do quá trình đá bùn hình thành nhanh hơn nên chúng sẽ dần bị đẩy ra ngoài. Do đó, chúng ta có thể thấy vách đá như đang sinh ra những quả trứng.

Một số quan điểm còn tin rằng có sự sống trong những quả trứng đá này, và có thể có cả những dạng sống lâu đời hơn. Cũng có người lập luận rằng có khả năng là một trong những hóa thạch sớm nhất của con người. Khi các mảng trong khu vực vẫn đang di chuyển, những quả trứng đá từ từ bị đẩy ra ngoài nhờ lực của các bức tường vách đá.

Cứ sau 30 năm lại có một quả trứng đá được "đào thải" ra ngoài, chứng tỏ các mảng Trái đất đang chuyển động ổn định hơn.

Tuy nhiên, tất cả những giả thuyết trên vẫn chưa được xác nhận. Tới nay, các nhà khoa học vẫn chưa lý giải được vì sao vách đá này lại có thể "đẻ trứng". Chính quyền địa phương thậm chí đã tuyên bố sẽ thưởng 500.000 NDT (hơn 1.7 tỷ VND) cho bất cứ ai tìm được câu trả lời chính xác.

Các chuyên gia cũng cho rằng, những quả trứng đá tuy được hình thành từ những chất quen thuộc nhưng rất có giá trị nghiên cứu vì chúng có tuổi đời 500 triệu năm. Do đó, chúng vẫn luôn là đối tượng để các nhà khoa học nghiên cứu và tìm hiểu.

Lê Dương (Theo Thương Hiệu và Pháp Luật)