Trong “Bốc toán tử”, Nghiêm Nhụy đã nói rằng: “Không phải trời sinh tính cách thích cuộc sống phong trần mà là do duyên tiền kiếp làm khổ”. Cứ hễ nhắc tới gái lầu xanh thì có nhiều người sẽ nghĩ rằng đây chính là một nhân vật xuất hiện trong các bộ phim cổ trang dưới ngòi bút của các biên kịch. Thực ra, ban đầu lầu xanh không hề chỉ nơi phong trần ăn chơi, mà ý chỉ là nhà của đế vương.
Ban đầu chữ "lầu xanh" vốn không hề chỉ nơi phong trần ăn chơi mà có liên quan đến nhà đế vương.
Mọi người có thể xem nội dung liên quan về lầu xanh được nhắc tới trong “Tấn Thư”, cuốn sách này ghi chép quá trình từ thời trẻ của Tư Mã Ý thời Tam Quốc tới những năm 420 công nguyên. Trong sách có nhắc tới lầu xanh là chỉ một nơi hào hoa, là nơi mà chỉ các đế vương hoặc vương công quý tộc mới có thể đến. Thế nên, từ trong quan niệm này chúng ta có thể suy luận được rằng khái niệm ban đầu của lầu xanh không phải là nơi giải trí phong hoa tuyết nguyệt.
Trong thời Tam Quốc, Tào Thực cũng từng nhắc tới lầu xanh. Lúc này, lầu xanh mà ông nhắc tới đã khác so với nơi ở của các bậc đế vương rồi. Tào Thực đã nhắc tới lầu xanh trong “Tập Mỹ nữ” như là một nơi ở của đàn bà, phụ nữ. Và sau này phát triển tới giai đoạn thứ 3, năm 1368 thời Minh, cũng đã có câu chuyện “Đỗ Thập Nương phẫn nộ nhảy xuống sông tự vẫn”. Từ đó về sau, lầu xanh đã đại diện cho nơi phụ nữ son phấn bán nụ cười mua vui cho đàn ông.
Ngoài 3 giai đoạn trên, lầu xanh vẫn còn giai đoạn thứ 4, đó chính là nơi mưu sinh của những người phụ nữ bán nghệ không bán thân, những nơi như thế cũng được gọi là lầu xanh. Những người phụ nữ lầu xanh ở đây cũng được gọi là “Thanh quan nhân” chỉ những người chỉ bán nghệ không bán thân, có tài năng cầm kỳ thi họa. Sau khi đã tìm hiểu về 4 giai đoạn của từ “lầu xanh”, biết được những cô gái lầu xanh trông như thế nào thì sẽ có thể hiểu được lịch sử của thời đó.
Nếu như dựa theo những bộ phim được quay từ khi Tân Trung Quốc thành lập năm 1949, khi nhìn diện mạo của những cô gái lầu xanh thời cổ đại thì có lẽ mọi người sẽ có một cảm giác như ngoại hình của gái lầu xanh thời cổ đại cực kỳ nổi bật, như thế mới có thể thu hút các khách làng chơi tới tiêu tiền. Hơn nữa về mặt ăn mặc trang điểm, phong cách của các cô gái lầu xanh thường sẽ “mát mẻ” hơn, như thế thì mới phù hợp với nhu cầu của thị trường được.
Nhưng nếu như xem ảnh cũ của những cô gái lầu xanh thời nhà Thanh Trung Quốc, sau năm 1840, mọi người sẽ cảm thấy kinh ngạc. Từ bức ảnh có thể thấy đặc điểm nổi bật nhất của gái lầu xanh thời nhà Thanh đó chính là trang phục, vốn dĩ không hề giống với những gì mà phim ảnh thể hiện, ngược lại họ ăn mặc cực kỳ kín đáo. Điều này có liên quan với nền văn hóa của thời đó, đa số người dân thời nhà Thanh khi ấy cho rằng con gái nhất định phải chú ý lời nói cử chỉ của mình, nếu không thì cả gia tộc sẽ phải xấu hổ vì người con gái ấy. Thế nên cho dù là vì dòng đời xô đẩy bất đắc dĩ phải lưu lạc vào chốn thanh lâu thì họ vẫn sẽ thực hiện những tiêu chuẩn, những quy tắc của xã hội.
Điểm thứ hai, những cô gái lầu xanh mà phim ảnh miêu tả thường là những người biết hát biết múa, vô cùng hoạt bát. Nhưng từ trong những bức ảnh này chúng ta có thể nhận ra, trạng thái mà những cô gái lầu xanh khi ấy thể hiện ra đều là ánh mắt vô hồn. Thực ra điều này cũng là thể hiện sự bất lực trước sự xô đẩy của số phận, xã hội phong kiến chèn ép, đàn áp quá tàn bạo đối với người dân, mà ở đó phụ nữ lại là đối tượng bị xã hội phong kiến đàn áp nặng nề nhất. Thế nên ánh mắt vô hồn, nội tâm cũng chẳng có chút vui vẻ, lạc quan cũng là điều dễ hiểu.
Chúng ta khi xem phim ảnh thì nên dùng thái độ giải trí vui vẻ xem là được. Nếu như muốn tìm hiểu lịch sử thì không nên dựa vào những hình ảnh và tình tiết mà phim ảnh thể hiện. Như vậy sẽ đánh mất đi sự khách quan, cũng không có chút tác dụng nào đối với những người muốn tìm hiểu lịch sử.