TIN TỨC » Kiến thức

Lá lốt và lá trầu không khá giống nhau, không phải ai cũng phân biệt được chúng. Bạn thì sao?

Thứ tư, 17/05/2023 15:21

Không thể phủ nhận lá lốt và lá trầu không khá giống nhau, nhưng nhờ vào những điểm dưới đây, bạn sẽ dễ dàng phân biệt được.

Gần đây trên mạng xã hội xuất hiện những chia sẻ "dở khóc dở cười" như: "Thèm chả lá lốt, vợ làm chả lá trầu không". Hay một cô gái muốn lấy chồng nhưng bị mẹ cản lại vì không thể phân biệt đâu là lá lốt và đâu là lá trầu không.

Không thể phủ nhận lá lốt và lá trầu không na ná nhau, nhưng nhờ vào những điểm dưới đây, bạn sẽ dễ dàng phân biệt được.

Người chồng "tá hỏa" khi vợ lấy lá trầu không làm chả.

Lá lốt

Lá lốt là cây thân thảo, đây là loài cây ưa ẩm, được trồng bằng cách giâm cành vào nơi ẩm ướt hoặc dọc bờ nước.

Do có tính ấm, vị nồng, hơi cay nên lá lốt dử dụng là nguyên liệu nấu nhiều món ăn như: canh lá lốt, bò nướng lá lốt, ốc nấu chuối đậu, chả băm viên trộn lá lốt...

Lá trầu không

Trầu không là một loại cây gia vị, cây thuốc. Do đó, lá của chúng có các tính chất dược học, có tác dụng chống lạnh, tiêu viêm, sát trùng... chứ không dùng để nấu nướng. Trầu không là loại thực vật dây leo, sống lâu năm, thân nhẵn, có khía dọc và bén rễ ở các mấu. Vì vậy, khi trồng trầu cần phải có giá thể như cây thân gỗ, cây cau, tường nhà hoặc giá đỡ.

Mẹo phân biệt:

- Cây trầu không thường mọc leo cao hơn. Lá trầu dày và cho cảm giác giòn hơn khi sờ vào, phần gân nổi rõ ở mặt dưới và cuống có bẹ lá kéo dài.

Lá lốt là thường có hình tim, mặt láng bóng, có 5 gân chính phân ra từ cuống lá. Trong khi đó, trầu là loại loại dây leo sống lâu năm, cũng có các lá hình tim và bề mặt láng bóng.

- Lá lốt thường mọc lan dưới mặt đất, hiếm khi leo cao. Lá lốt mỏng hơn, mềm mại, bề mặt láng bóng, ngoài phần gân chính thì còn có nhiều gân nhỏ trên bề mặt.

- Cách đơn giản nhất là bạn nên vò lá rồi cho lên mũi ngửi.

Tường San (Theo Thuơng Hiệu và Pháp Luật)