Trong "Tây Du Ký", một trong những nhân vật trung tâm, được nhiều độc giả yêu mến nhất, chính là nhân vật Tôn Ngộ Không. "Đại Thánh" được sinh ra từ một tảng đá tại Hoa Quả Sơn, sở hữu pháp bảo là cây gậy như ý, cùng với phép thuật, thất thập nhị huyền công, từng đại náo thiên cung, thực lực vô cùng cường đại.
Tạo hình Tôn Ngộ Không và Bồ Đề Tổ Sư trong "Tây Du Ký" phiên bản 1986.
Phàm là những ai từng đọc qua "Tây Du Ký", đều biết rằng, người thầy đầu tiên đã truyền thụ 72 phép thần thông biến hóa cùng thuật cân đẩu vân cho Tôn Ngộ Không chính là Bồ Đề Tổ Sư, vị đại tiên, có pháp thuật và đạo hạnh vô cùng cao thâm, mà thân phận thì cũng vô cùng huyền bí.
Nguồn gốc của Bồ Đề Tổ Sư đến nay vẫn là bí ẩn, và dường như không ai trong Tam giới biết về nhân vật này. Tuy nhiên, trên thực tế, thân phận của Bồ Đề Tổ Sư đã được phơi bày từ lâu.
Như chúng ta đã biết trong "Tây Du Ký", ngoài Phật Tổ Như Lai ra, thì chẳng ai còn có thể có bản lĩnh nắm giữ sinh tử của Tôn Ngộ Không như thế này. Điều này cho thấy lai lịch của Bồ Đề Tổ Sư quả thực là không tầm thường, thần thông quảng đại, đã nhìn thấy trước được tương lai của Tôn Ngộ Không.
Thân phận thực sự của Tôn Ngộ Không có thể liên quan đến Phật giáo, cũng chính là tiên thạch trước khi Tôn Ngộ Không ra đời. Trong vô số năm tiên thạch tồn tại, người duy nhất đặc biệt chú ý đến nó chính là Bồ Đề Tổ Sư. Khi Tôn Ngộ Không vô tình muốn đi tìm quy luật trường sinh thì được con khỉ già ở Hoa Quả Sơn mách đi về phía nơi Bồ Đề Tổ Sư. Núi Hoa Quả và núi Linh Đài Phương Thốn sơn - nơi ngự của Bồ Đề Tổ Sư, cách xa nhau hàng ngàn dặm, làm thế nào những con khỉ ở núi Hoa Quả biết về ngài? Rõ ràng là do Bồ Đề Tổ Sư đã an bài từ lâu.
Dưới sự sắp xếp cẩn thận của Bồ Đề Tổ Sư, Tôn Ngộ Không khởi hành từ núi Hoa quả tới Tây Ngưu Hạ Châu, ở trong Linh Đài Phương Thốn sơn, Tà Nguyệt Tam Tinh động mà không mắc phải sai lầm nào. Khi mới đến đây, Ngộ Không vẫn chưa tìm được động tĩnh của Bồ Đề Tổ Sư, nhưng lại xuất hiện người tiều phu chỉ đường mách lối hiển nhiên là do Bồ Đề Tổ Sư an bài. Tại sao không nói với Tôn Ngộ Không? Đương nhiên là bởi vì ông không muốn Tôn Ngộ Không hoài nghi, dù sao hai người không có thân thích, không có duyên cớ, Bồ Đề Tổ Sư cũng không có lý do gì đối tốt với hắn như vậy.
Sau khi Bồ Đề Tổ Sư gặp Tôn Ngộ Không, liền đặt cho hắn cái tên Tôn Ngộ Không. Nhưng Bồ Đề Tổ Sư là Đạo sĩ, tại sao lại gọi Tôn Ngộ Không là Phật tử? Ngoài ra, khi Bồ Đề dạy Tôn Ngộ Không học phép thuật, Tôn Ngộ Không muốn học thuật trường sinh, tức là thuật trở thành thần tiên. Mọi người đều biết thuật thành tiên là phép thuật của Đạo giáo, có trường phái và con đường có thể đạt được, cũng có phương pháp ngoại đạo có thể đạt được, tại sao Bồ Đề Tổ Sư không dạy Tôn Ngộ Không chân chính đường hoàng trước các học sư? Thực ra, đó là vì Bồ Đề Tổ Sư sợ rằng Tôn Ngộ Không sẽ bị người khác nhận ra nếu anh ta thực hiện nó bên ngoài.
Cuối cùng, khi Tôn Ngộ Không gây rối ở Thiên Cung, vì sao Thái Thượng Lão Quân không xuất hiện ngăn cản Tôn Ngộ Không? Điều này là do Chuẩn Đề đạo nhân đã nói trước với Thái Thượng Lão Quân. Tôn Ngộ Không cũng ăn hết tiên dược của Thái Thượng Lão Quân khi ông đi vắng. Rõ ràng, Thái Thượng Lão Quân là người có phép thuật thần thông hàng đầu tiên giới, ông có những pháp bảo là vũ khí lợi hại, thừa khả năng bắt được Tôn Ngộ Không và cũng biết rõ việc mình sẽ bị trộm tiên dược nhưng lại không ra tay. Sau này các yêu quái dùng pháp bảo của Thái Thượng Lão Quân đều có thể áp chế Tôn Ngộ Không như Dây thừng hoàng kim, vòng kim cang trác, Tử Kim Hồ Lô và Ngọc Tịnh Bình...
Một chi tiết nữa cũng cho thấy, Bồ Đề Tổ Sư trong "Tây Du Ký" ẩn cư tại Tây Ngưu Hạ Châu, ở trong Linh Đài Phương Thốn sơn, Tà Nguyệt Tam Tinh động. Linh Đài Phương Thốn sơn gọi tắt bằng chữ đầu và chữ cuối là Linh sơn – cũng là nơi Phật Tổ Như Lai ngự trị. Như vậy, Bồ Đề Tổ Sư và Phật Tổ Như Lai có thể liên quan đến nhau và ông cũng là một vị tôn giả Tây phương. Trong “Phong Thần Diễn Nghĩa” cũng có vị Chuẩn Đề đạo nhân, khi xuất hiện cũng được mô tả giống hệt như vậy. Điều này nói lên rằng Bồ Đề Tổ Sư và Chuẩn Đề đạo nhân chính là một. Trong chương thứ 78 của “Phong Thần Diễn Nghĩa” có miêu tả về Tiếp Dẫn đạo nhân như sau: “Đại tiên đi chân trần táo lê hương, chân đạp tường mây càng dị thường; 12 đài sen diễn pháp bảo, bát đức bên cạnh ao hiện bạch quang. Thọ thông thiên địa ngôn phi sai, phúc tỷ hồng ba thuyết há cuồng; tu thành xá lợi minh thai tức, thanh nhàn cực lạc là Tây phương”. Tây phương giáo ở đây chính là tiền thân của Phật giáo và Tiếp Dẫn đạo nhân chính là Nhiên Đăng Cổ Phật. Chắc hẳn trong lòng mọi người đều rõ ràng, thật ra Bồ Đề Tổ Sư chính là Nhiên Đăng Cổ Phật, người duy nhất trong tam giới vừa tu Phật vừa tu Đạo.
Theo Phật giáo, Nhiên Đăng Cổ Phật hay còn có tên Đức Phật A Di Đà (trong Phật giáo, Đức Phật A Di Đà là giáo chủ cõi Tây phương Cực lạc. Còn Phật Tổ Như Lai hay còn gọi là Đức Phật Thích Ca Mâu Ni, ngài là giáo chủ cõi Ta Bà nơi chúng sinh đang sinh sống. Tại các chùa Việt Nam và Trung Quốc, Nhiên Đăng Cổ Phật thường được thờ chung với Phật Thích Ca Mâu Ni và Phật Di Lặc trong bộ tượng Tam thế Phật. Tượng Tam thế Phật thường đặt ở vị trí cao nhất trong tam bảo. Tam thế Phật nghĩa là các vị Phật thời quá khứ, hiện tại và tương lai trong đó Phật A Di Đà đại diện cho chư Phật trong quá khứ, Phật Thích Ca là vị Phật thời hiện tại và Phật Di Lặc tượng trưng cho chư Phật thời tương lai).
Trong tác phẩm "Tây Du Ký", có thể thấy, chi tiết việc Bồ Đề Tổ Sư và Đường Tăng đuổi Tôn Ngộ Không đi đều có mục đích tốt đẹp. Nó là một cách để Tôn Ngộ Không nhận ra lỗi lầm của mình và trưởng thành hơn. Nhờ những lần bị đuổi đi, Tôn Ngộ Không đã dần trở nên chín chắn, biết suy nghĩ thấu đáo hơn. Ông đã trở thành một người học trò đắc lực của Đường Tăng trong suốt hành trình đi Tây Trúc thỉnh kinh.