TIN TỨC » Kiến thức

Làm sao để khéo léo đối phó với những người khiến bạn khó chịu?

Thứ sáu, 02/08/2024 14:47

Chúng ta khó tránh khỏi việc gặp phải những người khiến mình khó chịu. Họ có thể là đồng nghiệp, bạn bè thậm chí là người thân. Khi đối mặt với người mình ghét, một số chọn đối đầu trực tiếp, giải quyết vấn đề bằng xung đột. Tuy nhiên, vẫn có người giải quyết mâu thuẫn bằng cách khéo léo hơn.

1. Hiệu ứng uy quyền: Giải quyết mâu thuẫn gián tiếp với sự trợ giúp từ người lãnh đạo

Trong công việc, khi gặp phải những đồng nghiệp bất đồng quan điểm, nếu đối đầu trực tiếp có thể khiến mâu thuẫn trở nên trọng hơn. Trong trường hợp này, chúng ta có thể thử sử dụng hiệu ứng uy quyền để hóa giải xung đột.

Cách khéo léo đối phó với những người khiến bạn khó chịu (Ảnh minh họa)

Hiệu ứng uy quyền có nghĩa là: Khi đối mặt với người có uy quyền, mọi người thường có xu hướng tin tưởng và phục tùng, chấp nhận quan điểm và lời khuyên của họ. Quay lại trường hợp khi xảy ra bất đồng với đồng nghiệp, chúng ta có thể khéo léo dựa vào ảnh hưởng của người lãnh đạo, thông qua việc giao tiếp gián tiếp với lãnh đạo để truyền đạt suy nghĩ và quan điểm của mình, hoặc tìm kiếm lời khuyên để giải quyết vấn đề, từ đó hóa giải mâu thuẫn thay vì đối đầu và tranh cãi trực tiếp.

Cách làm này không chỉ hiệu quả trong việc hóa giải xung đột trong công việc, mà còn tăng cường sự đoàn kết và tinh thần hợp tác của nhóm, cùng nhau nỗ lực vì sự phát triển và mục tiêu chung.

2. Hiệu ứng gương: Sử dụng sự gần gũi để hóa giải mâu thuẫn giữa bạn bè

Trong cuộc sống, chúng ta cũng có thể gặp phải những va chạm, thậm chí là mâu thuẫn khi kết bạn. Để hóa giải, chúng ta có thể thử sử dụng hiệu ứng gương.

Hiệu ứng gương có nghĩa là: Khi giao tiếp với nhau, con người thường vô thức bắt chước hành vi, ngôn ngữ và cảm xúc của đối phương, từ đó tạo ra sự đồng cảm và gần gũi. Khi xảy ra mâu thuẫn với bạn bè, chúng ta có thể khéo léo sử dụng hiệu ứng gương, thử đem lại những điều tích cực đến đối phương, thể hiện sự thân thiện và thiện chí, dùng thái độ tốt của mình gây ảnh hưởng cho đối phương, hóa giải mâu thuẫn và hiểu lầm giữa hai người.

Thông qua sự thấu hiểu và bao dung, cùng với việc giao tiếp trao đổi chân thành, chúng ta có thể tạo dựng sự gần gũi và tin tưởng sâu sắc hơn với bạn bè dưới tác động của hiệu ứng gương.

3. Lý thuyết sự bất hoà nhận thức: Khéo léo xử lý cảm xúc khó chịu của người khác

Trong quá trình giao tiếp với người khác, đôi khi chúng ta có thể bị ảnh hưởng bởi những lời phàn nàn, trách móc hoặc cảm xúc tiêu cực của người khác, khiến bản thân cảm thấy khó chịu và tổn thương. Lúc này, chúng ta có thể thử sử dụng lý thuyết bất hòa nhận thức để khéo léo xử lý cảm xúc khó chịu của người khác.

Lý thuyết bất hòa nhận thức có nghĩa: Khi nhận thức của con người không nhất quán, họ sẽ cảm thấy khó chịu và căng thẳng về mặt tâm lý. Để giải quyết vấn đề đó, họ sẽ thực hiện một số hành động để giảm bớt sự khó chịu này, tái lập sự nhất quán trong nhận thức. Khi người khác bày tỏ cảm xúc khó chịu với chúng ta, chúng ta có thể khéo léo sử dụng lý thuyết bất hòa nhận thức, thông qua một số cách để ảnh hưởng đến nhận thức của họ, khiến họ suy nghĩ lại về suy nghĩ và hành động của mình, từ đó giảm bớt cảm xúc khó chịu.

Bằng cách làm này, chúng ta có thể xử lý tốt hơn cảm xúc khó chịu của người khác, hóa giải mâu thuẫn, đồng thời nhắc nhở bản thân cần giữ tâm thái bao dung và thấu hiểu khi đối mặt với những lời phàn nàn của người khác, mang đến cho họ nhiều sự ủng hộ và động viên hơn.

4. Hiệu ứng người ngoài cuộc: Tiếng nói tập thể để giải quyết xung đột nhóm

Ngoài những mâu thuẫn cá nhân, đôi khi chúng ta cũng phải đối mặt với mâu thuẫn tập thể, ví dụ như trong nhóm hoặc tổ chức, có thể xảy ra những bất đồng về lợi ích chung, dẫn đến sự đối đầu và mâu thuẫn giữa các nhóm. Để hóa giải những mâu thuẫn này, chúng ta có thể thử sử dụng hiệu ứng người ngoài cuộc.

Hiệu ứng người ngoài cuộc có nghĩa: Khi mọi người ở trong một nhóm, họ sẽ bị ảnh hưởng bởi ý chí của tập thể, dễ dàng chú ý đến quan điểm và hành vi của người khác, từ đó thay đổi thái độ và hành vi của mình. Khi đối mặt với mâu thuẫn của nhóm, chúng ta có thể thông qua cách phát biểu chung để ảnh hưởng đến nhận thức và quan điểm của mọi người, hóa giải sự đối đầu và mâu thuẫn giữa các nhóm.

Thông qua tiếng nói của tập thể, chúng ta có thể khiến nhiều người nhận thức rõ vấn đề, đồng thời tạo áp lực nhất định lên cả hai bên trong cuộc xung đột, thúc đẩy họ suy nghĩ lại vấn đề, chủ động tìm kiếm giải pháp, từ đó tối đa hóa lợi ích chung, thúc đẩy sự phát triển chung của cả nhóm.

5. Ứng dụng tâm lý học: Xây dựng mối quan hệ xã hội hài hòa

Khi đối mặt với những người khiến bạn khó chịu, chúng ta có thể linh hoạt sử dụng hiệu ứng uy quyền, dựa vào ảnh hưởng của người lãnh đạo để gián tiếp hóa giải xung đột, cũng có thể sử dụng hiệu ứng gương, dùng sự gần gũi để hóa giải mâu thuẫn giữa bạn bè. Đồng thời học cách khéo léo xử lý cảm xúc khó chịu của người khác, sử dụng lý thuyết bất hòa nhận thức để ảnh hưởng đến nhận thức của họ, cũng như thông qua tiếng nói của tập thể, hóa giải mâu thuẫn của nhóm.

Trong quá trình xây dựng mối quan hệ xã hội hài hòa, bên cạnh những hiệu ứng tâm lý, việc quản lý cảm xúc cũng vô cùng quan trọng, chúng ta cần học cách điều chỉnh cảm xúc của mình, giảm thiểu sự xảy ra xung đột, thể hiện cảm xúc và nhu cầu của mình, tạo dựng sự giao tiếp và thấu hiểu tốt đẹp, từ đó giảm thiểu hiểu lầm và đối đầu.

Ngoài ra, việc tự soi xét bản thân cũng rất quan trọng, khi đối mặt với cảm xúc khó chịu của người khác, chúng ta cần học cách tự soi xét bản thân, xem xét xem liệu bản thân có thể khiến người khác cảm thấy khó chịu hay không, từ đó xử lý tốt hơn mối quan hệ xã hội, chú trọng đến việc duy trì mối quan hệ lâu dài, thay vì "trả thù" trong ngắn hạn, xây dựng mạng lưới xã hội tốt đẹp hơn.

Thu Hà (Theo Thương Hiệu và Pháp Luật)
Tin nổi bật
Tin cùng chuyên mục
Tin Video
Tin mới