Lau dọn ban thờ (bao sái bàn thờ) được xem là việc rất quan trọng của mỗi gia đình dịp cuối năm. Tuy nhiên, không phải ai cũng nắm rõ cách làm sao lau dọn bàn thơ, bát hương và cách rút chân nhang đúng để mang tài lộc đến vào năm mới 2023.
Thời gian nào phù hợp để lau dọn bàn thờ, vệ sinh bát hương
Thực tế vào mùng 1 và ngày rằm hàng tháng, bên cạnh việc thắp hương hoa quả khấn cầu để tưởng nhớ gia tiên thì mọi người đều sẽ tiến hành việc dọn dẹp, lau dọn ban thờ. Nhưng lau dọn bàn thờ cuối năm lại mang ý nghĩa quan trọng hơn rất nhiều. Việc lau dọn, rút tỉa chân nhang cho án thờ khang trang là một cách để thể hiện lòng thành kính, sự biết ơn của con cháu đối với ông bà tổ tiên.
Công việc này thường được tiến hành vào ngày cúng ông Công, ông Táo, tức ngày 23 tháng chạp hàng năm. Bên cạnh đó, trong còn có ngày 24, 26, 28 tháng chạp cũng là những ngày đẹp để bao sái bàn thờ.
- Ngày 24 tháng Chạp (tức ngày 15/1/2023 dương lịch)
Đây là ngày tốt dọn dẹp bàn thờ tổ tiên, để đón năm mới ấm no, hạnh phúc, vạn sự như ý, làm ăn phát đạt.
Trong ngày có các khung giờ tốt là giờ Mão (5-7h), giờ Ngọ (11h-13h), giờ Mùi (13-15h), giờ Dậu (17-19h).
- Ngày 26 tháng Chạp (tức ngày 17/1/2023 dương lịch)
Đây là một ngày Hoàng đạo tốt để tiến hành lau dọn bàn thờ, tăng thêm vượng khí, cầu thần linh phù trợ cho gia đình.
Giờ tốt trong ngày: 7-9h (giờ Thìn), 11-13h (giờ Ngọ), 13-15h (giờ Mùi), 19-21h (giờ Tuất).
- Ngày 28 tháng Chạp (tức ngày 19/1/2023 dương lịch)
Đây là ngày tốt để làm các việc lớn, mang đến may mắn, niềm vui, tài lộc, thuận lợi.
Giờ tốt: 5-7h (giờ Mão), 9-11h (giờ Tỵ), 15-17h (giờ Thân), 19-21h (giờ Tuất).
Những ngày lau dọn bàn thờ mang đến may mắn, tài lộc là 23, 24, 26, 28 tháng chạp.
Cách lau dọn bàn thờ ra sao cho phù hợp
Đầu tiên, bạn nên chuẩn bị các dụng cụ để lau dọn bàn thờ như khăn sạch, nước sạch, nữ vị hương, gừng hoặc tinh dầu thơm để hòa cùng nước sạch để lau dọn bàn thờ.
Ngoài ra cần chổi, giấy lau, chậu nhỏ tất cả cũng cần phải sạch và mới để dành riêng cho việc lau dọn bàn thờ.
Trước khi lau dọn, bạn cần phải chuẩn bị một mâm lễ nhỏ và thắp hương khấn. Khi lên hương, bạn thắp hương theo văn khấn để trình báo, xin phép trước khi tiến hành việc lau dọn bàn thờ.
Trước khi lau dọn bàn thờ nên đọc văn khấn và thắp hương xin.
Lễ vật không cần quá cầu kỳ, nhiều hay ít không quan trọng bằng việc mình phải thật thành tâm và thể hiện lòng biết ơn, chân thành.
Lau dọn ban thờ cần chú ý lau dọn từ trên cao xuống thấp, lau dọn nhẹ nhàng để tránh trầy xước, bay màu. Đặc biệt cần chú ý, tránh việc xê dịch các bức tượng, bát hương.
Quá trình rút chân nhang, tiến hành rút từng chút một cho tới khi số chân hương trong bát hương còn một số lẻ, thường sẽ để lại 3,5,7 hoặc 9 chân nhang.
Nên để lại số chân hương số lẻ là 3,5,7,9.
Bát hương có nhiều tro thì nên gạt bớt bằng chổi nhẹ nhàng, sau đó dùng khăn sạch hoặc khăn ướt bao sái để lau dọn lại không gian ban thờ.
Sau khi bao sái, gia chủ sắp xếp lại đồ thờ cúng vào đúng vị trí như ban đầu.
* Thông tin trong bài mang tính tham khảo, chiêm nghiệm!
Warning: mysqli_connect(): (HY000/2002): Connection refused in /home/dev/conglyxahoi.net.vn/backend/lib/database/Mysql.php on li