1. Chùa Bà (Tây Ninh)
Chùa Bà nằm trên núi Bà Đen, thuộc ấp Ninh Trung, xã Ninh Sơn, tỉnh Tây Ninh. Chùa Bà còn được gọi là chùa Bà Đen, chùa Phật, chùa Thượng…
Tượng Phật Bà Tây Bổ Đà Sơn bằng đồng cao kỷ lục châu Á trên núi Bà Đen
Tương truyền, bà Đen tên thật là Lý Thị Thiên Hương, con quan trấn nhậm Trảng Bàng triều Nguyễn. Nàng Thiên Hương đem lòng yêu thương chàng trai trong làng tên Lê Sỹ Kiệt, tuy mồ côi cha mẹ nhưng văn hay võ giỏi.
Nhưng không may 2 người chưa kịp nên duyên chồng vợ thì chàng trai phải đi tòng quân, nàng Thiên Hương ở nhà chờ đợi, song khi nàng lên núi lễ Phật thì gặp phải quân gian ác nên nhảy xuống khe núi tử tiết.
Tượng ngọc Linh Sơn Thánh Mẫu
Ba ngày sau, nàng hiện về báo mộng cho nhà sư Trí Tân, là thầy dạy của Lê Sĩ Triết, mượn hình dáng của 1 người phụ nữ đen đúa để kể lại sự tình, nhờ sư thầy gọi người tìm xác, vì nàng Thiên Hương vốn có căn tu kiếp trước nên dù đã chết 3 ngày như xác vẫn còn nguyên.
Sư thầy y theo lời báo mộng mà đi tìm thì thấy xác nàng bèn đem về chôn cất đàng hoàng. Người đời sau thấy nàng linh thiêng nên lập chùa ở đó, đặt tên là Bà Đen để tỏ lòng tôn kính. Về sau, Bà Đen còn được tôn lên làm Linh Sơn Thánh Mẫu nhờ có công hiển linh cứu chúa, giúp đỡ dân lành.
Ngôi chùa này đã có lịch sử gần 300 năm, khởi đầu là những ngôi chùa, miếu nhỏ trên đỉnh núi. Người người đồn đại rằng Bà Đen rất linh thiêng nên cứ mỗi đầu năm là du khách kéo nhau từng đoàn lũ lượt lên núi cầu an, cầu tài lộc. Và tới cuối năm, khi chuẩn bị Tết đến xuân về, người ta lại chuẩn bị đồ lễ để lên chùa tạ lễ vì đã cho 1 năm bình an, tài lộc dồi dào.
2. Chùa Ông (TP Hồ Chí Minh)
Mặc dù nổi tiếng gần xa vì linh thiêng, cầu gì được nấy nhưng chùa Ông chỉ là 1 ngôi chùa nhỏ nằm giữa vùng đô thị sầm uất ở trung tâm Quận 5. Chùa còn có tên khác là chùa Minh Hương hay chùa Quan Đế Thánh Quân, tức thờ Quan Vân Trường.
Nơi đây ban đầu là địa chỉ tâm linh của cộng đồng người Hoa ở Sài Gòn, nhưng sau này cũng có nhiều người Việt tìm đến khấn vái, cầu nguyện sau khi nghe tiếng lành đồn xa. Người dân đến đây không chịu cầu an, cầu tài lộc mà còn cầu tình duyên, cầu con cái, cầu học hành đỗ đạt nữa. Mời bạn xem thêm Những ngôi chùa linh thiêng bậc nhất Việt Nam về việc cầu con.
Tuy nhiên, chùa Ông vẫn nổi tiếng nhất với việc cầu an và cầu tài. Cứ mỗi dịp Tết đến xuân về là ngôi chùa nhỏ lại thấy cảnh người như nêm cối, tới để xin lộc đầu năm, và rồi cuối năm họ lại sắp xếp công việc để đi chùa lễ tạ.
3. Miếu Bà Chúa Xứ (An Giang)
Miếu Bà Chúa Xứ nằm ở dưới chân núi Sam, thuộc thành phố Châu Đốc, tỉnh An Giang. Ở xứ sở miền Tây này, ngôi miếu là địa điểm du lịch tâm linh nổi tiếng với khoảng 2 triệu lượt khách hành hương mỗi năm.
Đầu tháng Giêng, ngôi miếu lúc nào cũng đông đúc khách thập phương vào ra. Sở dĩ người dân kéo nhau đến miếu Bà Chúa Xứ đông như vậy cũng là có lẽ riêng của nó.
Tương truyền miếu Bà Chúa Xứ Châu Đốc cực kì linh thiêng, cầu được ước thấy. Xin bà lộc rơi lộc vãi, vay tiền làm ăn thì tất phát tài phát lộc, của cải ăn không hết. Đọc thêm để biết Đi lễ tạ cuối năm ở chùa nào miền Bắc cho tài lộc dồi dào chẳng bao giờ dứt.
Người dân, nhất là giới kinh doanh thường đến đây đi lễ đầu năm để xin lộc bà Chúa, rồi lại sắp xếp để đi lễ tạ cuối năm. Ngày tạ lễ cuối năm không có lịch cụ thể, song đầu năm vào ngày Rằm tháng Giêng đi lễ Bà Chúa Xứ để vay tiền, cầu cúng, xin lộc làm ăn đã trở thành hoạt động thường niên, năm nào cũng diễn ra.