Cá là một loại thực phẩm phổ biến và được chuyên gia dinh dưỡng khuyến khích ăn 3-4 bữa/tuần. Trong thực tế ẩm thực, đa số mọi người thường ưa chuộng các loại cá lớn như rô phi, cá trắm, và đặc biệt là cá chép vì tin rằng chất dinh dưỡng trong chúng là nhiều nhất. Tuy nhiên, các loại cá nhỏ cũng mang đến những giá trị dinh dưỡng riêng, thậm chí có thể vượt trội so với cá lớn, cá chạch là một ví dụ điển hình.
Công dụng của cá chạch
Cá chạch là loài cá nước ngọt thường sống ở tầng nước đáy hoặc rúc trong bùn, thân dài, da trơn và có hình dáng tựa như con lươn nhưng ngắn và nhỏ hơn.
Được mệnh danh là “nhân sâm nước”, cá chạch được xem như thần dược trong việc điều trị tình trạng yếu sinh lý ở phái mạnh. Cụ thể, theo ghi chép trong tài liệu y học cổ truyền, cá chạch (thư ngu) là dược liệu có vị ngọt, tính bình, không chứa độc tố ảnh hưởng sức khỏe và hàm lượng dưỡng chất cao hơn cả thịt gà.
Trong Đông y cũng đã chỉ ra cá chạch có thể giúp bổ huyết, giải độc, viêm gan, vàng da, suy thận,... Đặc biệt, tác dụng nổi bật nhất của loại thực phẩm này chính là tráng dương, tăng cường ham muốn, điều trị các vấn đề yếu sinh lý ở nam giới như: xuất tinh sớm, liệt dương, rối loạn cương dương,…
Cá chạch - loại cá được ví như ‘sâm nước’ với hàm lượng canxi gấp 6 lần cá chép.
Dữ liệu từ bảng thành phần thực phẩm Việt Nam chỉ ra rằng, trong 100g cá chạch, có 110kcal năng lượng, 20,4g protein, 3,2g lipid, 109mg canxi, 231mg phốt pho... So với cùng lượng, hàm lượng canxi trong cá chạch cao hơn tới 6 lần so với cá chép và lớn hơn khoảng 10 lần so với mực. Đặc biệt, chúng còn chứa lượng Lysine dồi dào.
Vì thế, không những giúp bổ sung dưỡng chất cần thiết cho cơ thể, cá chạch còn hỗ trợ cải thiện các vấn đề sinh lý ở phái mạnh.
Tuy nhiên, khi sử dụng cá chạch, cần chú ý một số vấn đề sau: Cá chạch không được chế biến cùng với thịt chó, tiết chó và cua. Những người mắc bệnh âm hư hỏa vượng cũng cần hạn chế việc sử dụng nhiều cá chạch bởi không tốt cho sức khỏe.
Một số bài thuốc từ cá chạch
Bài thuốc 1: Trị kén ăn, nóng gan, thải độc cho gan
Nguyên liệu: Bạn hãy lấy 5-6 con chạch, tẩy hết mùi tanh.
Cách làm:
Bước 1: Trước tiên, để có một món ăn ngon thì bạn hãy mổ chạch, bỏ ruột, lọc lấy thịt, bảo toàn bộ xương.
Bước 2: Tiếp đo, bạn hãy thực hiện đổ dầu vào nồi, dùng lửa nhỏ rán cho mềm xương rồi cho thịt chạch vào rán.
Bước 3: Rồi sau đó, bạn hãy thêm khoảng 300ml rượu hoặc 600ml nước, một lát gừng, đun nhỏ lửa cho đến khi nước còn lại một nửa và chuyển thành màu sữa là được.
Sau cùng, bạn hãy lấy nước này, thêm muối, hạt tiêu rồi uống và ăn thịt. Những người bị suy giảm tình dục, suy nhược tinh thần và thể lực, mắc bệnh gan, kém ăn có thể dùng liên tục nhiều ngày.
Bài thuốc 2: Trị mệt mỏi, giải cảm trong người
Nguyên liệu: Cá chạch 300g, hạt hẹ 50g.
Cách làm:
Bước 1: Trước tiên bạn cũng cần phải thực hiện mổ cá và làm sạch cá chạch, bỏ hết nội tạng. Hạt hẹ đãi sạch bọc vào vải, cho cùng các vào nồi, đun với nửa lít nước, cho muối ăn vừa đủ thôi như vậy sẽ ngon hơn.
Bước 2: tiếp theo đó, bạn hãy chờ cho khi nào nước sôi, để nhỏ lửa om cho đến khi nước cạn một nửa thì bỏ hạt hẹ ra, ăn cá, uống nước. Mỗi ngày ăn một lần, ăn liên tục trong 10 ngày là một liều thì sẽ thấy kết quả.
Bài thuốc 3: Trị vàng da, yếu sinh lý
Nguyên liệu: Cá chạch 300 – 500g, lạc nhân 100g, gạo tẻ 300g, dầu lạc hoặc dầu ăn thực vật khác, muối, xì dầu, đường, hành, rau thơm... vừa đủ.
Cách làm đơn giản như sau:
Bước 1: Bạn hãy đãi sạch gạo, cho ít muối vào rồi đảo đều. Đun nước sôi, cho gạo vào nấu cháo.
Bước 2: Tiếp đó, bạn hãy mổ chạch, lọc bỏ xương sống, rửa sạch, để khô rồi cho dầu lạc, muối, xì dầu và đường vào đảo đều.
Bước 3: Khi cháo sắp được, cho chạch vào nấu chín là được. Lúc ăn cho thêm hành và rau thơm. Công dụng: Với những người có cơ thể suy yếu, yếu sinh lý, mắc bệnh gan, vàng da... ăn cháo này hàng ngày đều tốt