Cây Thồm Lồm (hay còn được gọi là lá Lồm) là một loài cây thực vật có hoa trong họ rau Răm. Đây là loại cây thân thảo, sống rất dai, thân nhẵn và có rãnh dọc. Lá Thồm Lồm là lá nguyên, hình bầu dục. Cuống lá hơi tròn, các lá mọc phía trên có kích thước nhỏ hơn và gần như không có cuống mà ôm vào thân. Hoa Thồm Lồm mọc thành cụm hình xim. Tập trung ở đầu cành, dài 5 – 7cm, có nhiều hoa nhỏ, màu trắng sữa. Cuống hoa phủ rất nhiều lông có hạch tiết.
Không chỉ dùng làm chế biến các món ăn, cây Thồm Lồm còn được dùng để chữa bệnh hiệu quả
Cây Thồm Lồm chưa rất nhiều chất như myricyl alcol, oxymethylanthraquinon, rubin, anthraquinone, rheum emodin, glucoside, thậm chí nhiều người còn tìm thấy vitamin C, caroten trong đó. Tưởng cây Thồm Lồm rất quý hiếm nhưng nó lại mọc mọc hoang khắp các vùng thôn quê Việt Nam, ít người biết đến. Họ không dám dùng hay chế biến bởi không biết công dụng trong nó.
Theo Đông y, lá lồm có tính mát, vị chua, có tác dụng tiêu độc, giải nhiệt, kháng khuẩn. Vì thế, nó thường được dùng để chữa đau dạ dày, mụn nhọt, kinh phong, ngứa ngoài da, lở loét, kiết lỵ.
Trong sinh học, cây Thồm Lồm có thể dùng để làm cao lỏng không gây độc tính, giúp ức chế 9 loại vi khuẩn và tiêu viêm cấp tính. Ngoài ra, loại cây này có thể dùng chúng để hỗ trợ chữa trị các bệnh viêm họng, viêm gan, bạch hầu, đục giác mạc, viêm bàng quang, viêm đường tiết niệu và có sỏi,... Thậm chí, ăn lá của chúng còn giúp điều trị chứng đầy hơi, khó tiêu, bụng trướng đầy.
Các nhà nghiên cứu đã chỉ ra rằng thân, rễ, lá của Thồm Lồm dùng làm thuốc chữa bệnh hữu hiệu. Cụ thể, trong mỗi 100g lá lồm bao gồm: 85,3 g nước, 3,5 g protein, 3,5 g glucid, 0,6 mg carotein, 26 mg vitamin C. Nhờ những thành phần hóa học này mà lá lộm là cây có dược tính cao.
Ngoài ra, cây còn có chứa saponin kháng sinh với những loại chủng khuẩn Klebsiella và Salmonella typhi. Một số nơi, học sử dụng lá lồm với lá khoai lang pha với nước để chống ngộ độc do rắn cắn.
Lá Lồm không chỉ là một vị thuốc mà còn là một loại rau mang đậm nét bản sắc ẩm thực miền núi Tây Bắc. Người ta chủ yếu dùng lá này để nấu canh hay xào với thịt trâu, thịt bò, thịt gà. Mặc dù có nhiều công dụng nhưng bạn cũng nên nên thận trọng khi dùng. Nhiều bài thuốc vẫn chỉ là kinh nghiệm dân gian mà chưa được kiểm chứng rõ ràng. Tốt nhất khi bị bệnh, muốn sử dụng loại thuốc nào, hãy thông qua sự kiểm tra và thăm khám của bác sĩ.