Trong nền ẩm thực Trung Quốc, ớt là một trong những gia vị không thể thiếu trong đa số các món ăn. Nếu xem các clip nấu ăn của người xứ Trung có thể thấy rõ điều này. Tục ngữ Trung Quốc có câu "Người Tứ Xuyên không sợ cay, người Hồ Nam cay không sợ, người Quý Châu sợ không cay". Qua đó có thể thấy người dân đất nước tỷ dân này yêu thích các món cay đến mức nào.
Vì thế, nhu cầu lùng mua ớt của người Trung Quốc rất lớn. Trung Quốc là thị trường xuất khẩu lớn nhất của ớt Việt Nam với 6.338 tấn, chiếm 86,5%. Lào đứng thứ 2 với sản lượng đạt 669 tấn, chiếm 9,1%. Mỹ là thị trường đứng thứ 3 với 124 tấn, tương đương 1,7%.
Trung Quốc thu mua ớt của Việt Nam.
Ớt là một loại quả không còn xa lạ với người tiêu dùng Việt Nam. Người nông dân ví cây ớt là loại cây ‘một vốn mười lời’ vì ớt có đặc điểm sinh trưởng ngắn ngày, có thể trồng xen với cây ăn quả và không đòi hỏi nhiều công chăm sóc nên phù hợp với điều kiện canh tác của người nông dân trên khắp cả nước. Thông thường, ớt sẽ được xuống giống cây vào khoảng tháng 9 đến tháng 11 hằng năm. Cây ớt sau 2 tháng trồng bắt đầu cho thu hoạch từ 3 đến 4 đợt trong khoảng 3 tháng, chất lượng quả cao nhất với trọng lượng lý tưởng có thể lên đến 4 kg mỗi cây.
Đối với khách ‘ruột’ Trung Quốc, một trong những lý do mà Trung Quốc tăng cường nhập khẩu ớt Việt Nam là độ cay cao và đa dạng về chủng loại. Một số loại ớt xuất khẩu phải kể đến như: ớt chỉ thiên, ớt hiểm, ớt sừng vàng, ớt ngọt, ớt chỉ địa. Ngoài ra, sự chênh lệch mùa vụ cũng là điều giúp cho sản lượng xuất khẩu tăng cao. Tại Trung Quốc thu hoạch chủ yếu diễn ra vào khoảng tháng 6 đến tháng 10 hàng năm.
Tại Việt Nam ớt thường được trồng thành 2 vụ nên có nhiều thời điểm thu hoạch là từ tháng 4 đến đầu tháng 7 và thu hoạch từ tháng 1 đến tháng 2. Ớt được trồng rải rác ở khắp các tỉnh thành trên cả nước ĐBSCL được xem là thủ phủ ớt của Việt Nam được trồng nhiều nhất tại các tỉnh Đồng Tháp, An Giang, Tiền Giang, Sóc Trăng, Vĩnh Long và Trà Vinh với tổng diện tích trên 7.000 ha, sản lượng khoảng 100.000 tấn/năm.
Những món ăn cay nổi tiếng ở Trung Quốc:
Lẩu Tứ Xuyên
Nhắc đến món lẩu Tứ Xuyên chắc những ai khi du lịch Trung Quốc cùng tò mò muốn thưởng thức. Bởi đây là món ăn đại diện cho ẩm thực vùng đất này. Với hương vị cay nồng, ghi điểm với phần ớt và tiêu cùng nhiều gia vị riêng biệt. Lẩu này thường được yêu thích vào mùa đông vì ăn cay sẽ cảm thấy ấm hơn.
Chân vịt cay
Chân vịt cay Tứ Xuyên hấp dẫn thực khách với màu đỏ vàng óng ánh trên phần da. Khi ăn bạn sẽ cảm nhận được vị cay nồng, độ giòn và dai. Đây là món ăn vặt cực kì thích hợp cho những ai yêu thích nhâm nhi cùng bạn bè. Bên cạnh đó, du lịch Trung Quốc bạn có thể mua chân vịt cay Tứ Xuyên đóng gói sẵn làm quà tặng cho người thân, bạn bè sau chuyến đi.
Đậu hũ Tứ Xuyên
Đậu hũ Tứ Xuyên là một trong những món ăn ngon hấp dẫn mà bạn nhất định phải thử. Món ăn được làm từ đậu hũ non, thịt bò hoặc thịt heo bằm, xốt đậu cay Tứ Xuyên và hạt tiêu Tứ Xuyên. Gây ấn tượng với màu đỏ bắt mắt của ớt. Đậu hũ mềm, thơm bên trên là thịt bằm nhuyễn cùng gia vị. Với món ăn này, bạn hãy thử thưởng thức cùng phần cơm trắng sẽ khiến cho món ăn càng trở nên hấp dẫn, dậy vị.
Gà Kung Pao
Món ăn được chế biến bằng cách chiên gà, thái hạt lựu, nấu với ớt đỏ khô và đậu phộng vàng nên có vị cay đặc trưng. Món ăn được đặt theo tên của Ding Baozhen, một Thống đốc của tỉnh Tứ Xuyên trong triều đại nhà Thanh. Gà Kung Pao phổ biến hơn đối với người phương Tây so với đậu phụ mapo, do món này có phiên bản ít cay hơn hoặc không cay khi được bày bán ở nước ngoài hoặc ngoài tỉnh Tứ Xuyên.
Cá nhúng trong dầu ớt
Cá nhúng trong dầu ớt còn có tên gọi khác là “Shui Zhu Yu”. Để làm nên món ăn này, người đầu bếp sẽ mang cá chần qua nước sôi, sau đó nhúng vào chảo dầu nóng, với ớt khô và hạt tiêu Tứ Xuyên. Rồi dùng đũa vớt cá ra khỏi dầu bởi vì loại dầu này không nên dùng ăn trực tiếp.
Gà mala Trùng Khánh
Món gà Mala với màu đỏ ấn tượng khi phần thịt gà ướp cùng ớt, tiêu Tứ Xuyên. Nhưng điểm đặc biệt của món ăn này chính là dù ướp với ớt nhưng phần thịt gà lại không quá cay, rất vừa ăn và tạo cảm giác ngon miệng.