Rắn là động vật bò sát, máu lạnh, cùng lớp với các loài vật có vảy như thằn lằn, tắc kè nhưng lại có răng. Ngoài ra, rắn còn là động vật không tai, không mũi, nhưng lại rất thính và rất tinh, có thể nghe và đánh hơi thấy mùi từ rất xa. Chưa hết, rắn còn có vũ khí sinh học rất lợi hại, đó là răng nanh và nọc độc..., nhưng vẫn còn nhiều điều chưa biết về loài động vật bò sát này, điển hình như có một loài rắn còn biết bay.
Rắn biết bay có tên khoa học là Chrysopelea paradisi, thường được gọi là rắn cây thiên đường hay rắn bay thiên đường. Loài rắn này sinh sống chủ yếu tại ở Đông Nam Á và Nam Á. Chúng thường được tìm thấy ở khu vực rừng ngập mặn, rừng thứ sinh,... Đặc biệt, ở Việt Nam, rắn bay có ở hầu hết các tỉnh thành từ Bắc vào Nam.
Một con rắn bay dài khoảng 60 – 90cm, màu xanh lục. Thỉnh thoảng nó sẽ bay từ cành cây này sang cành cây khác, khoảng cách có thể lên đến hàng chục mét. Các chuyên gia cho biết, rắn bay thường cuộn chặt nửa thân mình ở phía đuôi rồi đột nhiên duỗi thẳng ra tạo một sức bật để phóng vào không trung như bay, với tốc độ dao động từ 8m/s - 10m/s.
Không chỉ biết bay, loài rắn này còn có nọc độc điều này khiến chúng trở nên nguy hiểm hơn trong những khu rừng rậm Đông Nam Á. Tuy nhiên nọc độc này không gây nguy hiểm cho con người. Khi bị cắn, những nọc độc của loài này chỉ gây ra đau đớn và làm bất động những con mồi nhỏ.
Chúng săn các con mồi nhỏ hơn như các loài gặm nhấm nhỏ, thằn lằn, ếch nhái, chim nhỏ và dơi bằng nọc cách tiêm nọc độc gây tê liệt con mồi.