TIN TỨC » Kiến thức

Loại trái cây hay dùng để thắp hương nhưng cần đặc biệt kiêng kỵ khi tảo mộ Tết Thanh minh

Thứ bảy, 09/03/2024 14:02

Tết Thanh Minh là một phong tục tập quán tốt đẹp được gìn giữ, lưu truyền qua rất nhiều thế hệ người con đất Việt. Trong Tết Thanh Minh, người dân sẽ có tục lệ tảo mộ, cúng bái nhắm bày tỏ tấm lòng thành kính đối với tổ tiên, ông bà và những người đã khuất.

Tết thanh minh là gì, diễn ra vào ngày nào?

Theo các nhà nghiên cứu văn hóa dân gian, Tiết Thanh minh là 1 trong 24 tiết khí. Tiết khí này được lập lịch theo quan niệm của các quốc gia phương Đông.

Về mặt nghĩa đen, thanh là khí trong, minh là sáng sửa. Tiết Thanh minh nghĩa là khi trời mát mẻ quang đãng. Tiết Thanh minh là tiết thứ 5 trong 24 tiết khí, bắt đầu sau ngày Lập Xuân 45 ngày và sau ngày Đông chí 105 ngày.

Tiết Thanh minh kéo dài khoảng 15 - 16 ngày, và ngày đầu tiên được gọi là Tết Thanh minh. Vào năm 2024, Tết Thanh minh sẽ nhằm ngày 4/4 Dương lịch (26/2 Âm lịch), sau khi kết thúc tiết xuân phân và kéo dài đến ngày 20/4.

Vì sao phải tảo mộ Tết Thanh minh?

Tết Thanh minh là khoảng thời gian thời tiết ôn hòa, sáng sủa, không khí mát mẻ dễ chịu, vạn vật sinh sôi, tươi tốt. Đây cũng là thời điểm thích hợp để tưởng nhớ tổ tiên và người thân đã mất bằng việc sửa sang lại mộ phần.

Thường trước Tết Thanh minh một ngày, các gia đình đã chuẩn bị cho việc cúng mộ với nhang, đèn, bánh trái, hoa... và các đồ mặn. Trong ngày Thanh minh, mọi người mang theo xẻng, cuốc ra nghĩa trang để đắp lại nấm mồ cho đầy đặn, rẫy bỏ cỏ dại và những cây bụi mọc trùm lên mộ, tránh việc rắn, chuột đào hang, làm tổ hay thu hút trâu bò đến phá, quấy rối hay xâm phạm tới linh hồn người đã khuất.

Tảo mộ Tết Thanh minh cần tránh mang chuối, vì sao?

Chuối là trái cây hay dùng để thắp hương nhưng riêng đi tảo mộ thì kinh nghiệm người xưa thường truyền nhau là không mang chuối.

Chuối trong văn hóa thờ cúng của nhiều người Việt là trái cây có tính thu hút, bảo bọc ôm trọn những trái cây khác trong mâm ngũ quả. Chuối như bàn tay nâng đỡ chở che. Cúng chuối cầu mong ơn trên, mong gia đạo bình an hạnh phúc.

Tuy nhiên chuối không nên mang đi thắp hương ngoài nghĩa địa. Đó là vì chuối có tính thu hút nên có thể sẽ mang theo vong hồn lưu lạc về nhà.

Chuối đặc biệt kiêng kỵ khi tảo mộ Tết Thanh minh.

Dịp Tết Thanh minh, nghĩa địa đông đúc, âm khí nặng, có nhiều vong hồn không còn người thân cúng tế, lưu lạc, cô đơn, bơ vơ. Thế nên nếu mang chuối đi tảo mộ có thể dẫn lối cho vong hồn về. Từ đó mà mang âm khí và ma về nhà, gây ảnh hưởng tới dương khí của người thân. Đặc biệt nếu nhà có trẻ nhỏ, người già yếu thì âm khí có thể khiến họ sợ, khiến gia chủ ốm đau, khí âm bủa vây làm ăn khó khăn. Bởi thế ông bà dặn con cháu không nên mang theo chuối để tránh thu hút âm hồn về.

Những điều nên làm và không nên làm trong Tết Thanh minh

Những điều không nên làm trong Tết Thanh minh:

• Khi đi tảo mộ vào ngày Tết Thanh minh có những điều lưu ý bạn cần phải biết để tránh gặp xui xẻo như:

• Khi đi ngang mộ phần người khác không nên giẫm đạp cùng như đá đồ cúng của người khác điều này sẽ mang đến vận xui cho bạn, nhất là trẻ nhỏ, thanh niên cần lưu ý.

• Đối với phụ nữ đang trong kỳ hành kinh, phụ nữ có thai hay người bị phong hàn thấp khớp thì không nên đi tảo mộ vì khí lạnh, năng lượng xấu ở đây.

• Bởi vì tảo mộ là khoảng thời gian gia đình tụ tập lại với nhau nên thường chụp ảnh kỷ niệm. Tuy nhiên điều này không được khuyến khích tại khu vực nghĩa trang nên hạn chế chụp ảnh tại đây.

• Khi dọn dẹp mộ phần nên dọn sạch sẽ trước sau cũng như kiểm tra tình trạng mộ để tránh chuột rắn rết bò vào bên trong. Không nên bàn tán chỉ trỏ vào mộ người khác để tránh mang xui xẻo đến cho mình cũng như đây là việc bày tỏ sự tôn trọng với người đã mất.

Những điều nên làm trong Tết Thanh minh:

• Đi tảo mộ ông bà, tổ tiên, thể hiện lòng thành kính và biết ơn các thế hệ trước.

• Dọn dẹp bàn thờ, nhà cửa sạch sẽ, gọn gàng, để tiếp đón ông bà tổ tiên.

• Làm lễ cúng thanh minh ngoài mộ và tại nhà, bày tỏ lòng hiếu thảo, biết ơn ông bà, tổ tiên.

(*)Thông tin trong bài mang tính tham khảo, chiêm nghiệm.

Hoàng Khuông (Theo Thương Hiệu và Pháp Luật)