Điểm đ khoản 3 Điều 30 Luật Giao thông đường bộ năm 2008 có quy định người điều khiển mô tô hai bánh, mô tô ba bánh, xe gắn máy không được thực hiện hành vi sau đây:
- Buông cả hai tay hoặc đi xe bằng một bánh đối với xe hai bánh, bằng hai bánh đối với xe ba bánh.
Mặt khác, tại điểm a khoản 8 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP hướng dẫn về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ, đường sắt nêu rõ:
Phạt tiền từ 06-08 triệu đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
- Buông cả hai tay khi đang điều khiển xe; dùng chân điều khiển xe; ngồi về một bên điều khiển xe; nằm trên yên xe điều khiển xe; thay người điều khiển khi xe đang chạy; quay người về phía sau để điều khiển xe hoặc bịt mắt điều khiển xe...
Điều khiển xe máy một tay chưa có quy định xử phạt.
Như vậy, hiện chưa có quy định xử phạt việc đi xe máy một tay. Tuy nhiên, hành vi lái xe bằng một tay là tương đối nguy hiểm. Người điều khiển phương tiện sẽ khó kiểm soát và xử lý tình huống bất ngờ xảy ra. Do đó, khi tham gia giao thông, để đảm bảo an toàn cho bản thân và người xung quanh, người lái xe nên điều khiển phương tiện bằng hai tay và tuân thủ các quy định về an toàn giao thông khác.
Tương tự, với xe ô tô, hiện tay pháp luật không có quy định về trường hợp người điều khiển ô tô bằng một tay là hành vi vi phạm. Pháp luật chỉ quy định người điều khiển ô tô và các loại xe tương tự buông cả hai tay khỏi vô lăng khi đang di chuyển là không phạm luật.
Trường hợp buông tay khỏi vô lăng để sử dụng điện thoại di động khi xe di chuyển trên đường sẽ bị phạt 1-2 triệu đồng (điểm a, khoản 4, điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP). Ngoài ra, người điều khiển phương tiện còn bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 1 đến 3 tháng.
Ngoài ra, theo điểm b, khoản 7, điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP, Phạt tiền 10-12 triệu đồng đồng đối với người điều khiển xe dùng chân điều khiển vô lăng khi xe đang chạy trên đường.
Dù việc điều khiển xe buông cả hai tay khỏi vô lăng không bị phạt nhưng vẫn là tiềm ẩn nhiều nguy cơ nguy hiểm cho bản thân và những người xung quanh. Do đó, người điều khiển phương tiện vẫn cần phải hết sức chú ý, hạn chế tối đa việc buông cả hai tay ra khỏi vô lăng trong khi đang điều khiển phương tiện.