TIN TỨC » Kiến thức

Mẹo giúp nhịn đi vệ sinh khi đang họp, du lịch hay ở nơi không có nhà vệ sinh

Thứ hai, 27/02/2023 21:39

Khi bàng quang của bạn đầy một nửa, bạn sẽ bắt đầu cảm thấy muốn đi vệ sinh. Như hầu hết các bạn đều biết, điều này có thể khiến bạn rơi vào tình huống không thoải mái khi không có thời gian hoặc địa điểm như đang họp, du lịch hay ở nơi không có nhà vệ sinh.

Dưới đây là cách giúp bạn nhịn tiểu an toàn khi đang trong những tình trạng “bất khả kháng” nhé!

Xả khí

Khí tích tụ trong ruột có thể gây thêm áp lực cho bàng quang. Hãy giảm bớt áp lực này bằng cách xả bớt khí, bạn có thể sẽ cảm thấy thoải mái hơn và nhịn tiểu được lâu hơn.

Ngồi thẳng lưng và thư giãn

Tư thế ngồi có thể giúp bạn giữ cơn buồn tiểu. Đừng ngồi khom người, hãy thẳng lưng để giảm áp lực lên bàng quang.

Giữ ấm

Khi cơ thể bị lạnh, cơ thể sẽ phản ứng lại với sự giảm nhiệt độ. Một trong những hậu quả của việc này là khiến thận lọc máu nhiều hơn và sinh ra nhiều nước tiểu hơn. Do đó khi bạn đang có cảm giác buồn tiểu, hãy giữ ấm hoặc tăng nhiệt độ phòng.

Nằm nếu có thể

Theo nghiên cứu của Ho Joon Jeon và đồng nghiệp năm 2017, áp lực lên bàng quang sẽ giảm dần khi nằm xuống so với đứng.

Đứng bắt chéo chân

Niệu đạo là bộ phận dẫn nước tiểu ra ngoài cơ thể. Khi đứng bắt chéo chân bạn có thể "tạm khóa" bộ phận này. Tuy nhiên nếu đang ngồi thì bạn không nên bắt chéo chân vì chỉ làm tăng áp lực lên bàng quang.

Không cười

Khi chúng ta cười, cơ vùng bụng sẽ hoạt động và bị căng lên, gây áp lực cho bàng quang. Trong khi đó cơ vòng niệu đạo lại thư giãn khi áp lực này gia tăng. Do đó bạn nên cố gắng không cười khi đang buồn tiểu.

Đánh lạc hướng suy nghĩ

Khi bàng quang chứa được một nửa lượng nước, dây thần kinh sẽ báo cho bộ não biết đã đến lúc bạn cần đi tiểu. Tuy nhiên nhu cầu này có thể không cấp thiết như cảm giác của bạn, do đó bạn có thể đánh lạc hướng suy nghĩ để giảm cơn buồn tiểu. Hãy thử nghĩ đến việc khác hoặc lướt điện thoại một chút để cảm giác này biến mất.

Siết cơ mông

Siết cơ mông có thể giúp bạn giữ nước tiểu trong bàng quang và nhịn tiểu kể cả khi đứng hay ngồi.

Dương Huyền (Theo Thương Hiệu và Pháp Luật)
Tin nổi bật
Tin cùng chuyên mục
Tin Video
Tin mới