TIN TỨC » Kiến thức

Mẹo làm sạch nấm mốc, vết ố trên ghế sofa đơn giản giúp trông đẹp như mới để kịp đón Tết

Chủ nhật, 05/01/2025 10:00

Thời điểm cuối năm, nhiều gia đình dọn dẹp vệ sinh nhà cửa và muốn "làm mới" ghế sofa để năm mới nhiều may mắn. Nếu ghế sofa nhà bạn bị nấm mốc, ố vàng vì thời tiết hay do quá trình sử dụng làm bẩn, hãy áp dụng mẹo hay này và đơn giản này.

1. Nguyên nhân khiến sofa bị mốc

Trước khi tìm cách xử lý sofa bị mốc, bạn cần biết được nguyên nhân gây ra tình trạng ẩm mốc thường gặp trên sofa. Cụ thể:

Khi độ ẩm ngoài trời len lỏi vào nhà sẽ làm cho không khí kém lưu thông, không gian trở nên bí bách và thiếu đi sự thông thoáng. Nếu độ ẩm lưu lại trong nhà một thời gian đủ lâu sẽ gây ra hiện tượng nấm mốc trên sofa và những đồ đạc, vật dụng làm bằng chất liệu da. Thời tiết và khí hậu là yếu tố trực tiếp khiến sofa bị mốc, đặc biệt là khi trời mưa phùn, ẩm thấp hoặc trời nồm.

Sofa bị ngấm nước trong thời gian dài như nước uống, đồ ăn bị đổ mà không kịp làm sạch.

Các loại vật nuôi, thú cưng như chó, mèo,… đi vệ sinh trên ghế sofa.

Sofa để lâu ngày không được sử dụng. Ví dụ: về quê nghỉ hè, nghỉ tết hoặc gia đình đi chơi xa,…

2. Cách tẩy vết mốc trên ghế da

Sử dụng giấm

Một trong những cách xử lý sofa bị mốc đơn giản nhất là dùng giấm trắng. Đây là nguyên liệu dễ tìm ngay trong bếp nhà bạn. Không chỉ là nguyên liệu nấu ăn quan trọng, giấy trắng còn có khả năng tẩy rửa hiệu quả, giúp làm sạch nấm mốc trên ghế sofa cực hữu hiệu.

Giấm trắng có chứa một hàm lượng axit vừa đủ, giúp loại bỏ hoàn toàn các vết bám bẩn thường gặp trên sofa. Chưa kể, giấm còn cuốn trôi các loại bụi bẩn bám trên ghế. Vì thế, đây là phương pháp vệ sinh ghế sofa hiệu quả mà bạn nên áp dụng.

Giấm trắng giúp làm sạch và xử lý nấm mốc trên sofa.

Cách làm sạch ghế sofa bị mốc với giấm trắng:

Bước 1: Pha giấm và nước ấm theo tỷ lệ 1:1.

Bước 2: Dùng khăn hoặc vải sạch nhúng vào dung dịch giấm trắng nguyên chất.

Bước 3: Vắt khô khăn rồi lau lên toàn bộ bề mặt ghế sofa.

Bước 4: Dùng máy sấy để loại bỏ nước còn sót lại giúp ghế khô thoáng.

Sử dụng rượu

Nếu nhà bạn không có giấm, hãy thử cách xử lý sofa bị mốc với rượu. Trong rượu có chứa một hàm lượng cồn giúp làm sạch nấm mốc một cách hiệu quả.

Cách vệ sinh sofa bị mốc bằng rượu theo các bước sau đây:

Bước 1: Pha rượu trắng và nước ấm tỷ lệ 1:1.

Bước 2: Nhúng khăn sạch vào dung dịch rượu – nước ấm.

Bước 3: Vắt khô khăn rồi lau khắp bề mặt ghế sofa.

Bước 4: Phơi ghế sofa ở nơi có ánh nắng và thông thoáng để ghế khô tự nhiên.

Cách làm sạch nấm mốc này hiệu quả nhưng bạn không nên lạm dụng, chỉ sử dụng trong tình trạng khẩn cấp nhà không có giấm trắng hoặc ghế đã bị nấm mốc quá nhiều.

Sử dụng baking soda

Ngoài rượu và giấm thì baking soda cũng là nguyên liệu giúp đánh bật nấm mốc và những vết bẩn bám trên sofa.

Bạn có thể áp dụng theo hướng dẫn bên dưới:

Bước 1: Hòa tan dung dịch baking soda vào nước ấm.

Bước 2: Sử dụng khăn hoặc vải sạch thấm vào dung dịch, từ từ chà lên những vết bẩn, nấm mốc trên ghế sofa.

Bước 3: Dùng khăn hoặc vải mềm lau lại ghế sofa bằng nước ấm.

Bước 4: Dùng máy hút bụi nước công nghiệp loại bỏ vết nước còn sót.

Với cách xử lý sofa bị mốc này, bạn không chỉ loại bỏ được những vết bẩn và ẩm mốc mà còn khử mùi vô cùng hiệu quả, mang lại cảm giác dễ chịu khi sử dụng lại ghế sau khi làm sạch.

Sử dụng dung dịch Isopropyl Alcohol

Thêm một cách xử lý sofa bị mốc khác mà bạn có thể áp dụng là dùng dung môi Isopropyl Alcohol. Công dụng chính của loại dung môi này là làm sạch vết mốc trên ghế sofa, loại bỏ các vết mực do bút bi, bút chì,… gây ra.

Cách thực hiện:

Bước 1: Sử dụng một miếng bông sạch nhúng trực tiếp vào dung môi Isopropyl Alcohol.

Bước 2: Chà lên các vết bẩn cho đến khi chiếc ghế sạch hoàn toàn.

Bước 3: Mở cửa sổ, cửa phòng hoặc đặt ghế sofa ở nơi thông thoáng để ghế khô tự nhiên.

Sử dụng Benzen, Xăng thơm, Axeton

Benzen, Xăng thơm, Axeton cũng là những chất có thể sử dụng để làm sạch sofa. Với đặc tính mùi thơm dễ chịu, không màu và tan chậm trong nước, cả 3 chất này giúp làm mềm hóa vết bẩn và nấm mốc cứng đầu một cách hiệu quả. Ngoài ra, các loại dung môi này còn giúp giữ cho bề mặt ghế sạch và sáng, ngăn ngừa xuất hiện nấm mốc mới.

Bước 1: Hút sạch bụi bẩn bám trên ghế sofa.

Bước 2: Dùng khăn mềm hoặc vải mềm thấm vào xăng thơm, benzen, axeton… rồi lau nhẹ nhàng lên mặt ghế sofa có nấm mốc, vết bẩn cứng đầu.

Bước 3: Sử dụng khăn sạch để lau ghế lại lần nữa bằng nước ấm.

Bước 4: Đặt ghế sofa nơi có ánh nắng và thông thoáng để ghế khô tự nhiên.

Lưu ý: Đây đều là những dung dịch hóa chất công nghiệp, có mùi thơm và dễ bay hơi. Vì thế, bạn không nên hít quá nhiều và liên tục vì sẽ gây ra những động xấu đến hệ thần kinh. Khi sử dụng các loại dung dịch trên để vệ sinh ghế, bạn cần đeo bao tay và mang khẩu trang để bảo vệ an toàn cho sức khỏe.

3. Cách tẩy vết ẩm mốc trên ghế sofa nỉ

Đối với ghế sofa vải, cách khắc phục tốt nhất để loại bỏ những vết ẩm mốc đó là thực hiện đúng quy trình sau:

Sử dụng máy hút bụi để hút sạch bụi bẩn, vụn thức ăn,… bám trên mặt ghế và những ghe kẽ của bộ ghế. Nếu không có máy hút bụi, bạn có thể lau khô mặt ghế bằng khăn sạch.

Cho xà phòng hoặc nước rửa chén vào thau nước ấm với tỷ lệ 1:4, khuấy đều tạo bọt.

Cho một lượng hỗn hợp bọt xà phòng này lên bề mặt ghế sofa, dùng bàn chải chà đều khắp bề mặt ghế để làm sạch những vết mốc, nấm, bụi bám trên ghế.

Sau khi chà sạch mặt ghế sofa, bạn có thể vớt bỏ lớp bọt này khỏi mặt ghế. Sử dụng khăn mềm ẩm để lau sạch toàn bộ những phần bọt còn sót lại trên ghế.

Để ghế sofa ở nơi khô ráo, thoáng mát hoặc mở hết cửa nhà cho gió lùa vào, giúp ghế nhanh khô một cách tự nhiên. Ngoài ra, bạn cũng có thể bật quạt để làm khô ghế.

4. Cách tẩy vết ẩm mốc trên ghế sofa vải

Để vệ sinh ghế sofa vải bị ẩm mốc, đầu tiên bạn cần sử dụng máy hút bụi để hút sạch bụi bẩn, nấm mốc bám bên ngoài mặt ghế.

Sau đó, bạn pha loãng xà phòng với nước rồi sử dụng một chiếc khăn sạch thấm vào dung dịch, vắt khô và chà lên những vị trí bị nấm mốc trên ghế.

Cuối cùng, bạn có thể sử dụng máy sấy tóc để sấy cho khô lại. Với cách đơn giản này, bạn có thể ngăn ngừa nấm mốc quay trở lại trên ghế sofa của mình.

5. Cách xử lý mùi hôi trên ghế sofa

Dùng dung dịch khử mùi

Bên cạnh những cách xử lý sofa bị mốc, nhiều gia đình còn đối diện tình trạng sofa có mùi. Vậy là cách nào để khử mùi hôi? Đơn giản nhất là dùng các sản phẩm dung dịch thơm để xịt trực tiếp lên ghế, mang lại cảm giác thơm mát khi sử dụng.

Lưu ý: Khi dùng nước thơm để khử mùi ghế sofa, bạn chỉ nên xịt lên những chiếc ghế may bằng chất liệu nỉ, vải,… Vì ghế da gần như không có khả năng giữ mùi, không có tác dụng trong việc khử mùi hôi.

Dùng hương liệu

Để đánh bay mùi khó chịu trên chiếc sofa, bạn có thể nhỏ vài giọt hương liệu vào vải mềm hoặc bông gòn, sau đó quấn vào một miếng khăn giấy rồi nhét ở giữa các kẹt nhỏ trên ghế sofa để xua tan mùi hôi.

Đây là cách khử mùi đơn giản nhưng hiệu quả, phù hợp khử mùi sofa trong gia đình, văn phòng,… mang lại hương thơm tươi mát, trong lành và dễ chịu suốt cả ngày dài.

Dùng máy hút bụi

Một trong những phương pháp khử mùi hôi sofa dễ làm nhất là sử dụng máy hút bụi để hút sạch bụi bẩn, mùi ẩm mốc, vụn thức ăn,… bám trên ghế, giúp cho chiếc ghế của bạn luôn sạch sẽ, khô thoáng.

[Máy hút bụi là không thể thiếu trong quá trình vệ sinh ghế sofa] Máy hút bụi là sản phẩm không thể thiếu trong quá trình vệ sinh ghế sofa

Để đảm bảo việc hút bụi hiệu quả, bạn nên chọn những chiếc máy có trọng lượng và công suất vừa phải. Tuy nhiên, cách này chỉ mang tính chất tạm thời, muốn loại bỏ hoàn toàn mùi hôi trên sofa thì bạn nên chọn các loại hóa chất chuyên dụng.

Dùng máy giặt thảm

Để chấm dứt tình trạng bốc mùi của ghế sofa, bạn có thể sử dụng các loại máy giặt thảm phun hút. Đây là sản phẩm máy hút bụi nước công nghiệp, được sản xuất với khả năng giặt ghế sofa và thảm trải sàn chuyên nghiệp.

Chiếc máy giặt thảm phun hút vừa có tác dụng làm sạch, vừa khử mùi hôi ghế sofa hiệu quả. Đồng thời gian sản phẩm còn giúp bạn tiết kiệm nhiều thời gian, sức lực. Một số thương hiệu máy giặt thảm nổi tiếng mà bạn nên chọn là Kumisai, Palada, Supper Cean, Kunfu Clean,…

Dùng baking soda

Baking soda là một nguyên liệu “đa zi năng”, được dùng để làm sạch răng miệng, làm mềm da và thậm chí là làm bánh. Đặc biệt, baking soda còn có tác dụng tuyệt vời trong việc làm sạch, khử mùi hôi của những chiếc ghế sofa.

Ở phần trên, bạn đã biết cách xử lý sofa bị mốc với baking soda. Vậy khử mùi bằng nguyên liệu này như thế nào? Rất đơn giản, bạn chỉ cần rắc baking soda lên bề mặt ghế sofa, sau đó sử dụng máy hút bụi mini để hút sạch là được. Nếu không có máy hút bụi, bạn có thể sử đặt ghế ở nơi khô thoáng có nắng nhẹ. Cách làm này sẽ giúp chiếc ghế nhanh chóng sạch sẽ và hết mùi hôi.

Trường hợp chiếc ghế sofa của bạn đã sử dụng khá lâu nhưng chưa lần nào vệ sinh, hãy đem ghế đi giặt để loại bỏ toàn bộ mùi hôi, bụi bẩn, nấm mốc,… khó chịu bám trên ghế. Đây cũng là cách bảo quản cho ghế được bền đẹp lâu hơn.

6. Những điều cần lưu ý khi sử dụng ghế sofa

Dù sử dụng ghế sofa bình thường hay cao cấp thì việc bảo quản ghế vẫn là yếu tố quan trọng giúp sản phẩm bền đẹp theo thời gian. Bạn có thể tham khảo một số mẹo nhỏ sau đây để giữ cho chiếc ghế sofa của mình luôn sạch sẽ như mới:

Thường xuyên vệ sinh, lau chùi ghế: Đều đặn mỗi tuần 1 lần bạn hãy dành thời gian quét dọn, lau chùi để loại bỏ bụi bẩn bám trên ghế. Khi vệ sinh ghế, bạn có thể sử dụng máy hút bụi công nghiệp loại nhỏ hoặc những chiếc khăn khô để làm sạch tốt hơn. Đừng quên kết hợp thêm khăn ướt nhằm lau sạch bụi, các vết ố, nấm mốc,… bám trên ghế.

Sử dụng nước xả vải với hương thơm đậm đặc để ngâm những tấm bọc ghế sofa mỗi lần giặt nhằm khử mùi hôi của ghế tốt hơn.

Mỗi năm nên giặt ghế sofa một lần, đừng quên vệ sinh sạch sẽ, cẩn thận.

Khi sofa bị bẩn do làm đổ thức ăn, nước uống như trà, cà phê, sữa,… bạn hãy dọn dẹp và lau chùi càng sớm càng tốt. Chỉ cần dùng một chiếc khăn ướt lau sạch, sau đó lau khô lại là có thể làm sạch mặt ghế. Tuyệt đối không đổ trực tiếp nước lên vết bẩn vì không giúp làm sạch mà còn khiến vết bẩn lan rộng, gây hư hỏng mặt ghế.

Không nên di chuyển ghế sofa bằng da quá nhiều vì sẽ làm bong tróc lớp da trên ghế. Bạn cũng không nên kê ghế sát tường hoặc gần những loại nội thất có góc nhọn. Tốt nhất hãy đặt ghế cách ổ cắm điện từ 10 – 20cm.

Nếu ghế sofa của bạn bằng vải, hãy thay đổi đệm ghế ngồi sau một thời gian sử dụng để phần chịu áp lực của ghế dễ dàng phân bổ đều, tránh gây lệch hoặc xẹp bên.

Khi phát hiện mặt ghế sofa vải bị tuột chỉ hoặc các sợi vải, bạn nên cắt bỏ phần chỉ đó hoặc khéo léo nối lại. Không nên giật đứt sợi chỉ, sợi vải vì dễ gây ảnh hưởng đến các sợi vải lân cận.

Kể cả khi không sử dụng, bạn cũng cần bảo bảo ghế sofa một cách cẩn thận. Bạn có thể dùng vải để bọc ghế lại hoặc dùng chăn màn trùm ghế nếu không dùng trong thời gian dài.

Ngọc Minh (Theo Thương Hiệu và Pháp Luật)