Người trẻ xin người già đóng góp tiền bạc, công sức dưới danh nghĩa hiếu thảo
Một người hàng xóm trong khu chung cư của tôi đã đăng ký cho con trai mình vào một lớp học tiếng Anh với số tiền học phí hơn 30 triệu đồng mỗi năm nhưng thực chất là do ông bà của cậu bé trả.
Một kiểu “hiếu thảo giả tạo” mới đang trở nên phổ biến (Ảnh minh họa)
Người hàng xóm và bố mẹ không sống cùng nhau và họ chỉ đưa con về thăm ông bà vào mỗi cuối tuần. Sau khi đến, con cái ăn uống vui vẻ, đứa cháu sẽ viện nhiều lý do khác nhau để xin tiền. Ông lão bày tỏ sự đau khổ: Càng lớn tuổi, chúng tôi thường phải uống nhiều loại thuốc, ngoài việc mua thuốc, chúng tôi sống rất đạm bạc và số tiền tiết kiệm được thì dùng để trợ cấp cho con cái.
Về nhà giúp cha mẹ làm nhiều việc, khiến họ nhàn hạ hơn, mua thêm đồ ăn, biếu cha mẹ ít tiền tiêu vặt. Đây có lẽ mới là cách thực sự để thăm viếng và tỏ lòng tôn kính cha mẹ.
Khiến cha mẹ sống "kiểu bảo mẫu"
Cha mẹ bỏ tiền ra để con cái kết hôn, sau khi con cái có con thì cha mẹ lại phải đảm nhận thêm trách nhiệm bảo mẫu. Việc trở thành một người giữ trẻ không công đã trở thành nghĩa vụ của người già, nếu người già không đóng góp tiền bạc, công sức sau khi người trẻ sinh con thì dường như họ trở thành “tội đồ”.
(Ảnh minh họa)
Tôi từng nghe kể về một câu chuyện của người hàng xóm như thế này: Gia đình dì có hai người con trai, cả hai đều muốn dì giúp họ chăm sóc con. Dì than thở rằng, từ khi hai cô con dâu này sinh con, tôi giúp một người thì sợ người kia không vui, nên phải cố gắng thay phiên chăm sóc cho cả hai bên.
Dì nói: “Tôi ước gì có thể chia đôi trái tim mình, nhưng điều này vẫn chưa đủ. Khi tôi nuôi con cho đứa con thứ hai, con dâu lớn nói rằng sau này sẽ không quan tâm đến tôi nữa mà sẽ để tôi sống với đứa con thứ hai. Điều này khiến tôi rất buồn”.
Con cái nên tôn trọng sở thích của cha mẹ, để họ lựa chọn con đường mà mình muốn. Chăm sóc trẻ nhỏ đòi hỏi nhiều sức lực, thời gian, không dễ dàng với bất kỳ ai. Người trẻ chăm con vất vả một thì cha mẹ già vất vả mười. Trừ khi cha mẹ thực sự muốn, còn không đừng trói buộc cuộc sống của họ.
Lòng hiếu thảo chân chính không chỉ giới hạn ở hình thức mà còn là khiến cha mẹ cảm thấy cuộc sống của mình thật thú vị và ý nghĩa. Quan trọng hơn vật chất chính là cái tâm, sự thấu hiểu của con cái khi đối xử với cha mẹ, dù ở bất cứ hoàn cảnh nào.