Ai cũng biết rằng những di vật khảo cổ có vai trò vô cùng quan trọng trong việc nghiên cứu lịch sử cổ đại Trung Quốc. Tuy nhiên, không phải di vật nào cũng có giá trị kinh tế nổi bật. Nhiều di vật có giá trị nghiên cứu cao về mặt văn hóa, nhưng lại không đáng giá nhiều tiền nếu đem bán. Hôm nay, chúng tôi muốn kể về một trường hợp như vậy.
Truyền thuyết kể rằng vào thời nhà Thanh, có một quan chức tên là Đào Mặc. Ông xuất thân từ một gia đình rất nghèo khó và từng trải qua nỗi đau mất cha khi còn nhỏ. Sau này, nhờ sự hỗ trợ của mẹ, ông đã đi học và cuối cùng thi đỗ tiến sĩ, bước vào con đường quan lộ. Làm quan, ông luôn giữ mình thanh liêm, được nhân dân khen ngợi. Ông đã trải qua nhiều lần thăng chức và sau khi qua đời, còn được truy phong danh hiệu danh giá.
Là một quan chức lớn, sau khi qua đời, ông được an táng tại một khu mộ trang trọng, dù không lớn bằng nhiều quan to hay hoàng thất, nhưng cũng không hề nhỏ và có người canh giữ mộ phần.
Trong thời kỳ loạn lạc sau này, mộ của ông đã trở thành mục tiêu phá hoại của những kẻ mộ tăjc. Chúng đã đào mộ của ông lên, nhưng không tìm thấy bất kỳ vật phẩm quý giá nào ngoài sáu tâm bia bộ vì ông sống thanh liêm. Sau đó, những kẻ phá hoại đã lấy những bia mộ của ông và ném đi để trút giận.
Theo lời kể, phần lớn các bia mộ đã mất tích sau sự việc đó. Khi các hoạt động khảo cổ được tái khởi động sau này, các nhà khảo cổ đã nỗ lực tìm kiếm nhưng không thể tìm lại được đầy đủ sáu tấm bia bộ. Theo điều tra, khảo sát, một tấm bia dường như đã bị một thanh niên có học thức về quê lúc bấy giờ lấy đi, một mảnh được dùng làm ván cầu rồi bị cuốn xuống sông rồi biến mất, còn một mảnh dường như đã bị nghiền nát…
Thời gian sau, một người nông dân ở Chiết Giang tìm thấy thứ gì đó dưới chuồng gà nhà mình nên mời các nhà khảo cổ đến tìm hiểu. Sau khi nghiên cứu, các nhà khảo cổ đã phát hiện ra một góc của tấm bia mộ và xác định đây là một trong những tấm bia mộ bị thất lạc của ngôi mộ Đào Mặc. Mặc dù lúc đó các nhà khảo cổ đã tiến hành đào tấm bia mộ lên, nhưng việc này đã bị đình trệ do kết cấu của ngôi nhà thiếu chắc chắn, không đảm bảo an toàn nếu tiếp tục đào tiếp. Nhưng do vấn đề về nhà ở của người dân nên công việc bị đình trệ. Mãi đến hơn mười năm sau, khi người nông dân quyết định xây lại nhà, họ mới dỡ bỏ chuồng gà và các nhà khảo cổ mới có cơ hội tiếp cận và khai quật tấm bia này. Tấm bia rất lớn, mang nhiều thông tin quan trọng cho việc nghiên cứu lịch sử khiến ai nấy trong nhà đều quỳ lạy.
Tuy nhiên, đáng tiếc là đây chỉ là một phần của thông tin do các bia mộ khác vẫn còn mất tích, không thể ghép nối toàn bộ thông tin để nghiên cứu. Vụ việc này đã chứng minh sự quý giá của những di vật lịch sử và tầm quan trọng của việc bảo vệ và phục hồi chúng để nghiên cứu lịch sử một cách toàn diện.