Trái cây nhiệt đới
Vào mùa hè, xoài, chuối, dứa, vải, sầu riêng,… mà chúng ta thích ăn đều là những loại trái cây nhiệt đới, những loại trái cây này hầu hết được trồng ở những vùng khí hậu nóng ẩm. Trong quá trình sinh trưởng, chúng đã quen với môi trường nhiệt độ cao, phương pháp bảo quản tốt nhất là bảo quản ở nơi thoáng mát. Nếu phải cho vào tủ lạnh thì nên cho vào khay rau quả có nhiệt độ cao hơn, tốt nhất không nên bảo quản trong tủ lạnh quá hai ngày.
Tỏi
Chắc hẳn chúng ta không còn xa lạ gì với những dây tỏi treo khắp các trần nhà ông cha ta thời xưa, cách bảo quản tỏi này tưởng như thô sơ nhưng lại rất hiệu quả, thời gian bảo quan lâu.
Nếu bạn để tỏi trong tủ lạnh kín, nhiệt độ thấp thì tỏi sẽ rất nhanh bị thối. Thêm vào đó, tỏi có xu hướng bị nặng mùi trong tủ lạnh, vì vậy tốt nhất nên bảo quản tỏi ở nhiệt độ phòng.
Rau ăn củ
Các loại rau củ như khoai tây, khoai lang,… không nên cho vào tủ lạnh vì trong không khí tủ lạnh có một lượng hơi nước nhất định và khoai tây, khoai lang sau khi để ở nơi ẩm ướt rất dễ nảy mầm, để lâu ngày sinh ra độc tố. Vì vậy chúng ta nên bảo quản các loại rau ăn củ ở nhiệt độ phòng khô ráo, thoáng mát thì hạn sử dụng sẽ lâu hơn.
Ngoài ra, cà chua chưa chín cũng không nên bảo quản trong tủ lạnh, vì môi trường nhiệt độ thấp của tủ lạnh không có lợi cho quá trình tự chín của cà chua, sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến mùi vị.
Sô cô la
Sô cô la nóng chảy dễ dàng ở nhiệt độ cao, nhưng lại hư hỏng ở nhiệt độ thấp. Vì để socola trong tủ lạnh, môi trường nhiệt độ thấp sẽ khiến socola bị nhũn hoặc chảy dầu, mùi vị giảm đi rất nhiều và rất dễ bị biến chất nên cách bảo quản socola tốt nhất là bạn nên bảo quản ở nơi khô ráo, thoáng mát tránh ánh nắng mặt trời.
Bánh mì
Bản thân bánh mì có thời hạn sử dụng riêng, nếu để trong tủ lạnh bánh mì sẽ nhanh cứng và ảnh hưởng đến hương vị của bánh mì. Vì nhiệt độ bảo quản bánh mì tốt nhất là 18-25 độ C, nhiệt độ tủ lạnh rõ ràng là quá thấp nên bảo quản bánh mì ở những nơi khô thoáng, tránh ánh sáng sẽ dễ dàng hơn.