Ngày nay, việc đội mũ bảo hiểm là quy định bắt buộc đối với người tham gia giao thông bằng mô tô, xe máy, xe máy điện nhằm hạn chế những hậu quả đáng tiếc do tai nạn giao thông. Tuy nhiên, hiện nay, ở một số tuyến đường, các khu dân cư, tình trạng người dân tham gia giao thông không đội mũ bảo hiểm vẫn diễn ra. Đặc biệt, trường hợp người ngồi sau xe máy không đội mũ bảo không phải là hiếm. Vậy nếu người điều khiển phương tiện xe máy mà chở người ngồi sau xe máy sẽ bị xử phạt như thế nào?
Năm 2024, trường hợp chở người ngồi sau không đội mũ bảo hiểm thì sẽ bị phạt bao nhiêu tiền? (Ảnh minh họa).
Theo Luật giao thông đường bộ, những người điều khiển, người ngồi trên xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh hoặc xe gắn máy phải đội mũ bảo hiểm và cài quai đúng quy cách.
Theo khoản 3 Điều 6 của Nghị định 100/2019/NĐ-CP đã được sửa đổi, bổ sung bởi điểm a, b khoản 4 Điều 2 của Nghị định 123/2021/NĐ-CP, sẽ phạt tiền 400.000 - 600.000 đồng đối với những người lái xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), hoặc các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy chở người ngồi trên xe không đội mũ bảo hiểm hoặc đội mũ không cài quai đúng quy cách. Trừ một số trường hợp chở người bệnh đi cấp cứu, trẻ em ở độ tuổi dưới 6 tuổi hoặc áp giải người có hành vi vi phạm pháp luật.
Theo quy định sẽ phạt tiền 400.000 - 600.000 đồng đối với xe gắn máy chở người ngồi trên xe không đội mũ bảo hiểm hoặc đội mũ không cài quai đúng quy cách.
(Ảnh minh họa)
Phụ huynh không nên thờ ơ với việc đội mũ đúng quy định cho trẻ
Ngày nay nhiều bậc làm cha làm mẹ vì chiều con nên không yêu cầu con đội mũ bảo hiểm. Cha mẹ cho rằng việc đội mũ bảo hiểm cho trẻ đúng quy định là không cần thiết. Họ cho rằng tai nạn sẽ không tìm đến với gia đình mình. Đó thực sự là một quan niệm sai lầm. Hãy đội mũ bảo hiểm cho trẻ và nên việc đội mũ bảo hiểm bảo vệ cằm. Điều này sẽ giúp cho các tổn thương cho con nếu không may khi có tai nạn xảy ra.Hơn nữa, qua hành động của cha mẹ sẽ trực tiếp tác động đến con cái. Trẻ hình thành tư tưởng tôn trọng kỷ luật.
Mặt khác, trẻ em là đối tượng vô cùng dễ tổn thương vì trẻ em chưa phát triển toàn diện. Khi không may có tai nạn giao thông thì trẻ em sẽ là cá thể bị tổn thương đầu tiên và sâu sắc. Vì thế, phụ huynh nên tập đội mũ bảo hiểm đúng quy định cho cho con cái. Đây là một trong những hành động cần thiết để có thể bảo vệ trẻ nhỏ.
(Ảnh minh họa)
Cũng có một số người cho rằng, quy định đội mũ bảo hiểm đối với trẻ em sẽ có ảnh hưởng không nhỏ đến đốt sống cổ của trẻ. Tuy nhiên, đến thời điểm hiện tại, vẫn chưa có nghiên cứu khoa học nào chứng minh được những tác hại đó. Và các nhà chức trách cũng đưa ra lời khuyên nên đội mũ bảo hiểm cho trẻ khi trẻ đã được 3 tuổi.
Quả thật, việc đội mũ bảo hiểm đạt chuẩn và đúng cách sẽ giảm thiểu tối đa tai nạn với trẻ. Đội mũ bảo hiểm đúng quy định cho trẻ là cách yêu thương con của các bậc phụ huynh. Khi đội mũ cho trẻ, đầu tiên hãy mở dây quai mũ bảo hiểm sang 2 bên và đội mũ lên đầu. Tiến hành kiểm tra xem mũ có vừa với đầu không, tuyệt đối không để mũ quá rộng so với đầu bởi khi đi xe máy sẽ khiến mũ bị sụp xuống mặt hoặc lật ra phía sau, không còn tác dụng của mũ bảo hiểm mà lại tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn.
Khi cài quai mũ không được quá chật hoặc quá lỏng, Sau khi cài quai hãy thử nhét 2 ngón tay của bạn xuống dưới cằm, nếu nhét được 1 hoặc 2 ngón tay là vừa. Nếu cài quá lỏng, mũ đó cũng có thể bị lật khỏi đầu ra phía sau gáy và khiến cho quai mũ sẽ vướng vào cổ sẽ rất nguy hiểm khi xảy ra va chạm. Ngược lại, nếu quai mũ bảo hiểm cài quá chật, sẽ tạo một cảm giác vướng víu, khó chịu khi đội mũ.