Bảo hiểm y tế (BHYT) là một trong những chính sách an sinh xã hội thiết thực nhất hiện nay. Chính vì vậy, người dân nên chủ động tham gia để được chăm sóc sức khỏe một cách toàn diện nhất.
Ước hết tháng 6/2024, cả nước khoảng 89,552 triệu lượt người KCB BHYT nội trú và ngoại trú (tăng 6,563 triệu lượt người (tương đương 7,91%) so với cùng kỳ năm 2023); với số tiền giám định, thanh toán hơn 66,92 nghìn tỷ đồng.
Qua đây, có thể thấy sự phổ quát của BHYT đối với người dân. Hãy cùng cập nhật mức đóng và mức hưởng BHYT mới nhất để tránh bị thiệt:
Mức đóng bảo hiểm y tế năm 2024
Theo quy định tại Điều 7 Nghị định 146/2018/NĐ-CP, tùy theo diện đối tượng, các cá nhân tham gia BHYT hàng tháng phải đóng 4,5% mức lương cơ sở, tiền lương tháng hoặc tiền trợ cấp tháng.
Riêng các đối tượng tham gia theo hình thức BHYT hộ gia đình, mức đóng hàng tháng được tính như sau:
Thông tin mới nhất về mức đóng BHYT năm 2024.
- Người thứ nhất đóng bằng 4,5% mức lương cơ sở;
- Người thứ hai đóng bằng 70% mức đóng của người thứ nhất;
- Người thứ ba đóng bằng 60% mức đóng của người thứ nhất;
- Người thứ tư đóng bằng 50% mức đóng của người thứ nhất;
- Từ người thứ năm trở đi đóng bằng 40% mức đóng của người thứ nhất.
Hiện nay, theo khoản 2 Điều 3 Nghị định 24/2023/NĐ-CP thì mức lương cơ sở hiện nay là 1.8 triệu đồng/tháng. Vì vậy, mức đóng BHYT hiện nay đang được quy định như sau:
Lưu ý: Mức đóng trên chưa tính mức hỗ trợ từ ngân sách Nhà nước và có thể thay đổi tùy theo mức lương cơ sở tại thời điểm đóng.
Tuy nhiên, từ 01/7/2024 khi thực hiện cải cách tiền lương, mức lương cơ sở sẽ bị bãi bỏ. Do đó, sau 01/7/2024 có thể sẽ có quy định về cách tính mức BHYT mới. LuatVietnam sẽ cập nhật đến bạn đọc sớm nhất mức đóng BHYT ngay khi có hướng dẫn mới.
Mức hưởng bảo hiểm y tế năm 2024
Chi phí khám, chữa bệnh các bệnh thông thường, chưa kể đến các bệnh nan y tại các cơ sở y tế hiện nay không phải là con số nhỏ. Bằng việc tham gia BHYT, tùy thuộc vào tuyến khám, chữa bệnh, người tham gia sẽ được hỗ trợ toàn bộ hoặc một phần.
Mức hưởng BHYT đúng tuyến:
- 100% chi phí nếu là:
Các đối tượng thuộc lực lượng công an, quân đội;
Người có công với cách mạng, cựu chiến binh;
Trẻ em dưới 6 tuổi;
Người thuộc diện hưởng trợ cấp bảo trợ xã hội hằng tháng;
Người thuộc hộ gia đình nghèo; người dân tộc thiểu số đang sinh sống tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn; người đang sinh sống tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn; người đang sinh sống tại xã đảo, huyện đảo;
Thân nhân của người có công với cách mạng là cha đẻ, mẹ đẻ, vợ hoặc chồng, con của liệt sỹ; người có công nuôi dưỡng liệt sỹ;
Chi phí cho một lần khám bệnh, chữa bệnh thấp hơn mức do Chính phủ quy định và khám bệnh, chữa bệnh tại tuyến xã.
Người bệnh có thời gian tham gia bảo hiểm y tế 5 năm liên tục trở lên và có số tiền cùng chi trả chi phí khám bệnh, chữa bệnh trong năm lớn hơn 6 tháng lương cơ sở, trừ trường hợp tự đi khám bệnh, chữa bệnh không đúng tuyến.
- 95% chi phí nếu là:
Người hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động hàng tháng;
Thân nhân của người có công với cách mạng, trừ người được BHYT chi trả 100% chi phí;
Người thuộc hộ gia đình cận nghèo.
- 80% chi phí nếu là các đối tượng khác.
Mức hưởng BHYT trái tuyến:
- 40% chi phí điều trị nội trú tại bệnh viện tuyến trung ương;
- 60% chi phí điều trị nội trú đến ngày 31/12/2020; 100% chi phí điều trị nội trú từ ngày 01/01/2021 tại bệnh viện tuyến tỉnh;
- 100% chi phí tại bệnh viện tuyến huyện.
- 40% chi phí điều trị nội trú tại bệnh viện tuyến trung ương;
- 60% chi phí điều trị nội trú đến ngày 31/12/2020; 100% chi phí điều trị nội trú từ ngày 01/01/2021 tại bệnh viện tuyến tỉnh;
- 70% chi phí khám, chữa bệnh từ 01/01/2015 đến 31/12/2015
- 100% chi phí khám, chữa bệnh từ 01/01/2016 tại bệnh viện tuyến huyện.
Tóm lại:
- Trường hợp điều trị ngoại trú vượt tuyến thì người đóng sẽ không được hưởng BHYT.
- Trường hợp cấp cứu thì người tham gia BHYT sẽ được hưởng BHYT như đúng tuyến tại bất kỳ cơ sở khám, chữa bệnh nào.
- Riêng người sống tại xã đảo, huyện đảo; người dân tộc thiểu số, người thuộc hộ nghèo sống tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, đặc biệt khó khăn đi khám không đúng tuyến vẫn được hưởng theo mức hưởng đúng tuyến.
Mức hưởng BHYT chuyển tuyến:
Trong trường hợp người tham gia BHYT đi khám, chữa bệnh cần phải chuyển tuyến để điều trị và có đầy đủ hồ sơ chuyển viện của cơ sở khám, chữa bệnh hợp lệ thì:
- 100% chi phí nếu là:
Người có công với cách mạng, cựu chiến binh;
Trẻ em dưới 6 tuổi;
Người thuộc diện hưởng trợ cấp bảo trợ xã hội hằng tháng;
Người thuộc hộ gia đình nghèo; người dân tộc thiểu số đang sinh sống tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn; người đang sinh sống tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn; người đang sinh sống tại xã đảo, huyện đảo;
Thân nhân của người có công với cách mạng là cha đẻ, mẹ đẻ, vợ hoặc chồng, con của liệt sỹ; người có công nuôi dưỡng liệt sỹ;
Người hoạt động cách mạng trước 01/01/1945 hoặc từ 01/01/1945 - trước khởi nghĩa tháng 8/1945; bà mẹ Việt Nam anh hùng; thương binh/người hưởng chính sách như thương binh/thương binh loại B; bệnh binh suy giảm 81% khả năng lao động trở lên; thương binh/bệnh binh/thương binh loại B/người hưởng chính sách như thương binh điều trị vết thương, bệnh tật tái phát; trẻ dưới 06 tuổi.
Khám, chữa bệnh tại tuyến xã.
Chi phí khám, chữa bệnh thấp hơn 15% lương cơ sở.
Người bệnh có thời gian tham gia BHYT 05 năm liên tục kể từ khi tham gia BHYT cho đến thời điểm thực hiện khám, chữa bệnh và có số tiền cùng chi trả chi phí khám, chữa bệnh lũy kễ trong năm lớn hơn 06 tháng lương cơ sở tình từ thời điểm tham gia BHYT, trừ trường hợp tự đi khám, chữa bệnh trái tuyến.
- 95% chi phí nếu là: khám bệnh, chữa bệnh đối với đối tượng quy định tại Điểm a Khoản 2, Điểm k Khoản 3 và Điểm a Khoản 4
Người hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động hằng tháng
Thân nhân của người có công với cách mạng, trừ người được BHYT chi trả 100% chi phí
Người thuộc hộ gia đình cận nghèo
- 80% chi phí nếu là các đối tượng khác.