Theo Phó giáo sư Nguyễn Duy Thịnh, nguyên giảng viên viện Cộng nghệ thực phẩm trường Đại học Bách Khoa, Hà Nội:
Một số thực phẩm ăn hàng ngày có thể sinh ra nồng độ cồn trong hơi thở. Nếu ăn xong bạn ra đường tham gia giao thông ngay, khi cơ quan công an yêu cầu kiểm tra nồng độ cồn, thở vào dụng cụ test sẽ cho kết quả dương tính.
Dưới đây là những trái cây có thể làm sinh ra nồng độ cồn trong hơi thở dù không uống rượu bia.
1. Sầu riêng, vải thiều, nhãn
Người ta hiểu rằng sau khi đường trong bã trải qua quá trình hô hấp kỵ khí sẽ sinh ra ethanol (tức là rượu) và carbon dioxide. Sầu riêng và vải thiều, nhãn có hàm lượng đường cao, sau khi hái khỏi cây, quá trình quang hợp giảm, tế bào bên trong bị thiếu oxy, làm tăng tốc độ hô hấp yếm khí và tạo ra ethanol và carbon dioxide. Vì vậy, việc kiểm tra nồng độ cồn ngay sau khi ăn sẽ cho kết quả quá mức.
2. Món ăn nấu dạng sốt vang: Một số món ăn nấu với rượu vang, rượu mai quế lộ vô tình có thể còn cồn.
Ngoài ra còn nhiều loại hoa quả khác có thể làm tăng nồng độ cồn trong hơi thở như dứa, thanh long.
Tiến sĩ, bác sĩ Trương Hồng Sơn, Viện trưởng Viện Ứng dụng Việt Nam:
Thực tế các loại hoa quả nhiều đường như sầu riêng, mít, chuối tiêu, chôm chôm... đều có thể lên men tự nhiên và sinh ra cồn. Tuy nhiên, lượng cồn này chỉ ở trong miệng, qua hơi thở không có trong máu. Thời gian hết nồng độ cồn trong vòng khoảng 15-30 phút tùy lượng bạn ăn.
Ngoài ra, có một số ít người bị hội chứng trào ngược dạ dày thực quản hoặc những người mắc hội chứng tự sinh rượu cũng có thể có kết quả dương tính khi kiểm tra nồng độ cồn trong hơi thở.
Các sản phẩm đồ uống có cồn từ hoa quả cũng có thể làm tăng nồng độ cồn trong máu. Dù không xếp vào rượu bia nhưng đây là thực phẩm xếp vào đồ uống có cồn, do đó, người dân nên thận trọng.
3. Thuốc
Điển hình như: siro ho
Nước và xi-rô ho đều chứa ethanol, vì vậy người lái xe sẽ được phát hiện có nồng độ cồn khác nhau trong cơ thể sau khi uống. Hầu hết các loại thuốc và thực phẩm khác có chứa cồn sẽ bay hơi nhanh chóng trong miệng con người và không đi vào máu.
4. Nước súc miệng, làm hơi thở thơm mát
Một số loại nước súc miệng có chứa ethanol, nếu kiểm tra ngay sau khi dùng nước súc miệng thì nồng độ cồn cao hơn gấp ba lần tiêu chuẩn dành cho việc lái xe khi say rượu. Hầu hết các chất làm mát hơi thở đều chứa ethanol và việc sử dụng quá nhiều chất làm mát hơi thở có thể dẫn đến tình trạng "lái xe khi say rượu".
Vì vậy, sau khi ăn đồ uống có cồn hoặc tiếp xúc bằng miệng với đồ uống có cồn, nhất định không được lái xe ra đường ngay, nên nghỉ ngơi 10 phút trước khi lái xe. Nếu quả thực tài xế vừa ăn đồ uống có cồn khi bị kiểm tra, anh ta có thể giải thích sự việc với cảnh sát giao thông tại chỗ và đợi một lúc để xác nhận lại kết quả kiểm tra.
Tất nhiên, một số người có thể thắc mắc, liệu tôi có thể ăn những thực phẩm này để che giấu việc mình uống rượu không? Nói chung, nó có thể được phát hiện thông qua xét nghiệm máu 8 đến 24 giờ sau khi uống rượu. Vì vậy, nếu tài xế say rượu thực sự và muốn che đậy bằng cách nói dối về việc đã ăn đồ uống có cồn,… thì điều đó là không thể.