TIN TỨC » Kiến thức

Nếu như Khang Hi truyền ngôi cho ông, triều Thanh có lẽ sẽ trở thành siêu cường quốc

Thứ sáu, 16/07/2021 07:15

Ái Tân Giác La Dận Tường vì năng lực nổi trội, xuất chúng, trong dân gian cũng lưu truyền một câu chuyện rằng nếu như khi ấy Khang Hi truyền ngôi cho ông thì nhà Thanh có lẽ sẽ có thể tiếp tục duy trì sự phồn vinh của giai đoạn “Khang Càn thịnh thế”.

Mọi người đều biết, 121 năm trước, tức năm 1900, liên minh 8 nước đế quốc đứng đầu là Anh, Đức và Mỹ đã bắt đầu xâm lược “miếng bánh lớn” Trung Quốc. Chúng có thể nói như là đám thổ phỉ, không những đốt Tử Cấm Thành, đốt Viên Minh Viên mà còn đi chém giết khắp nơi. Do trước đó đã ký không ít những hiệp ước bất bình đẳng nhưng lần này là lần nghiêm trọng nhất. Không những đã lấy đi rất nhiều văn vật của Trung Quốc, mà cuối cùng triều Thanh còn phải bồi thường 450 triệu lượng bạc cho chúng, khiến cho triều Thanh vốn đã nặng về khoản thuế má nay lại càng tồi tệ hơn, thực lực triều Thanh càng ngày càng yếu dần.

100 năm từ cuối thời nhà Thanh cho tới thời cận đại Trung Quốc là 100 năm nhục nhã của Trung Quốc, mất chính quyền, người dân bị áp bức, nhượng bộ hết lần này tới lần khác. Năm 2011, bộ phim cổ trang “Bộ bộ kinh tâm” của đài truyền hình Hồ Nam Trung Quốc đã hot cả mùa thu năm ấy. Bộ phim đã kể về một cô nàng nhân viên văn phòng xuyên không về những năm Khang Hi của thời Thanh, bị cuốn vào cuộc đấu đá tranh giành hoàng quyền “cửu tử đoạt đích” nổi tiếng lịch sử, có mối quan hệ yêu hận tình thù dây dưa với các vị hoàng tử, cuối cùng vẫn xuyên không được trở về hiện đại.

Tuy câu chuyện xuyên không hoàn toàn là hư cấu nhưng sự kiện “cửu tử đoạt đích” trong những năm Khang Hi hoàn toàn có thật trong lịch sử. 3 thời vua Khang Hi, Ung Chính và Càn Long là thời kỳ hưng thịnh nhất trong lịch sử nhà Thanh, các nước đều tới thăm hỏi, trong nước kinh tế văn hóa phát triển, đối ngoại cũng rất hùng mạnh, là 3 thời vua liên tiếp phát triển hiếm có trong lịch sử triều Thanh. Thời Thanh khi ấy hùng mạnh hơn thời Vãn Thanh bị 8 nước xâm lược nhiều.

Ái Tân Giác La Dận Tường là Thập Tam A Ca trong cuộc “cửu tử đoạt đích”, là người con trai thứ 13 của Khang Hi. Vì năng lực nổi trội, xuất chúng, trong dân gian cũng lưu truyền một câu chuyện rằng nếu như khi ấy Khang Hi truyền ngôi cho ông thì nhà Thanh có lẽ sẽ không phải là tình trạng như sau này mà đã phát triển thành một cường quốc trên khắp thế giới, có thể tiếp tục duy trì sự phồn vinh của giai đoạn “Khang Càn thịnh thế”, hoặc có lẽ khi đối mặt với sự xâm lược của liên minh 8 nước thì họ cũng không phải là đối thủ, hoặc 8 nước đó cũng chẳng có can đảm để xâm lược.

Ái Tân Giác La Dận Tường sinh năm Khang Hi thứ 25, năm 20 tuổi đã đi theo Khang Hi tới Thịnh Kinh (là kinh đô của nhà Thanh trong những năm 1625-1644, nay là thành phố Thẩm Dương, tỉnh Liêu Ninh, Trung Quốc) để bái lăng mộ tổ tiên, từ đó luôn được Khang Hi đưa đi theo để bồi dưỡng, việc gì cũng đích thân chỉ bảo, đủ để thấy Khang Hi xem trọng Dận Tường như thế nào. Năm Khang Hi thứ 47, do sau khi lập Dận Nhưng làm Thái tử, Dận Nhưng trở nên kiêu ngạo, phách lối, kết bè kết phái tư lợi cá nhân, Khang Hi không chấp nhận được việc này nên đã tìm lý do để phế truất Thái tử.

Do bị liên lụy bởi chuyện Thái tử bị phế truất, Dận Tường và Hoàng Thái tử, đích thứ tử đều bị cuốn vào vòng tội lỗi. Sau sự kiện phế truất Thái tử, Khang Hi đã không còn tin tưởng các hoàng tử nữa, mỗi lần xuất chinh đều chia luân phiên nhau, tách ra đi riêng nhưng Dận Tường lần nào cũng đều đi theo Khang Hi.

Năm Khang Hi thứ 61, Khang Hi băng hà, Ung Chính tuyên bố đăng cơ kế vị, trở thành hoàng đế mới của triều Thanh. Năm thứ hai sau khi Ung Chính đăng cơ, ông đã dùng Dận Tường làm một trong 4 vị đại quan thần trong triều (chức vụ gần giống với Tể tướng hoặc Thủ tướng hiện nay), cùng ngày đó được thăng chức làm Hòa Thạc Di Thân Vương. Sau khi nhậm chức, năng lực cá nhân Dận Tường rất nổi bật, cần cù với chính sự, nghiêm trị các hành vi thối nát trong triều, xử lý lũ lụt, kiến thiết thủy lợi, phát triển dân sinh.

Khác với rất nhiều vị vua khác trong triều Thanh, ông rất chú trọng sự phát triển của thế giới phương Tây, rất thích thú, tò mò về những vật được du nhập từ phương Tây về, tiếp nhận sự vật mới lạ. Dận Tường trọng dụng nhân tài do triều đại mới vừa thành lập, cần rất nhiều nhân tài để giúp Ung Chính xử lý triều chính, trị quốc, thế nên Dận Tường đã đề bạt rất nhiều quan viên xuất thân không tốt nhưng rất có năng lực cho ông. Cũng không phụ lòng ông, họ đã đưa ra rất nhiều chính sách giúp Ung Chính quản lý đất nước một cách hiệu quả.

Ung Chính cũng rất tín nhiệm Dận Tường, rất nhiều chuyện lớn nhỏ đều trưng cầu ý kiến của ông, thế nên dân gian rất sùng bái tình huynh đệ giữa hai người họ. Dận Tường cũng rất giỏi việc kết giao, ông còn có tố chất văn hóa rất cao, cũng là một nhân tài trong mảng thư pháp, hội họa.

Sự giúp đỡ, thành tích trị quốc, cống hiến xuất chúng của Dận Tường đối với vương triều Ung Chính được phong làm “Thiết Mạo Tử Vương”. Vì năng lực chính trị của ông xuất chúng, nổi trội, thêm vào đó là rất coi trọng việc phát triển vũ khí hỏa lực, vì thế có nhà sử học đánh giá rằng: Nếu như khi ấy Khang Hi truyền ngôi cho Dận Tường, sự phát triển của triều Thanh có lẽ đã là một hình thái khác, ít nhất là về mảng vũ khí, không thua kém những nước khác, cũng không đến nỗi bị liên minh 8 nước làm nhục. Hơn nữa, triều Thanh rất có thể sẽ trở thành một siêu cường quốc.

Vũ Phong (Theo Thương Hiệu và Pháp Luật)
Tin nổi bật
Tin cùng chuyên mục
Tin Video
Tin mới