Ngày 4 tháng 10 hàng năm là "Ngày toàn dân phòng cháy và chữa cháy". Ngày nâng cao nhận thức về Phòng cháy chữa cháy trên toàn quốc.
Ngày 04 tháng 10 hàng năm là "Ngày toàn dân phòng cháy và chữa cháy".
Được biết, luật PCCC có hiệu lực thi hành từ ngày 4-10-2001, trong đó quy định rõ: Phòng cháy và chữa cháy là trách nhiệm của mỗi cơ quan, tổ chức, hộ gia đình và cá nhân trên lãnh thổ Việt Nam. Luật cũng đã quy định lấy ngày 4-10 hàng năm là "Ngày toàn dân phòng cháy, chữa cháy”.
Vì vậy, cứ vào dịp tháng 10 và đặc biệt là ngày 04/10 hằng năm Ủy ban nhân dân các địa phương đều tổ chức các hoạt động về lĩnh vực Phòng cháy chữa cháy dưới sự tham mưu của lực lượng Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy nhằm nâng cao nhận thức, kiến thức, kỹ năng về phòng cháy, chữa cháy cho nhân dân.
Bên cạnh đó, lực lượng Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy cũng tổ chức tuyên truyền phổ biến kiến thức về pháp luật và nghiệp vụ Phòng cháy chữa cháy trên các phương tiện thông tin đại chúng; tổ chức thi nghiệp vụ; tuyên dương thành tích tập thể và cá nhân có nhiều thành tích trong công tác Phòng cháy chữa cháy.
Theo ghi nhận tại Cổng thông tin điện tử Cục Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn cứu hộ http://canhsatpccc.gov.vn, để thể hiện đầy đủ chức năng, nhiệm vụ theo quy định của pháp luật, khích lệ tinh thần tự hào, yêu ngành, yêu nghề, động viên cán bộ chiến sĩ lực lượng Cảnh sát Phòng cháy, chữa cháy vượt qua mọi khó khăn, gian khổ hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao, Bộ trưởng Bộ Công an đã ký Quyết định về việc xác định ngày 4/10 hằng năm là Ngày truyền thống lực lượng Cảnh sát Phòng cháy, chữa cháy và Cứu nạn, cứu hộ.
Ai cũng biết “114” là số báo cháy. Hiện nay, tổng đài 114 là đầu số được quy định để tổ chức, cá nhân gọi điện thoại báo tin khẩn cấp với lực lượng Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy và Cứu nạn, cứu hộ (PCCC&CNCH) khi có sự cố cháy, nổ, tai nạn xảy ra.
Nguyên tắc phòng cháy chữa cháy khi gặp sự cố:
1. Huy động sức mạnh tổng hợp của toàn dân tham gia hoạt động phòng cháy và chữa cháy. 2. Trong hoạt động phòng cháy và chữa cháy lấy phòng ngừa là chính; phải tích cực và chủ động phòng ngừa, hạn chế đến mức thấp nhất các vụ cháy xảy ra và thiệt hại do cháy gây ra. 3. Phải chuẩn bị sẵn sàng lực lượng, phương tiện, phương án và các điều kiện khác để khi có cháy xảy ra thì chữa cháy kịp thời, có hiệu quả. 4. Mọi hoạt động phòng cháy và chữa cháy trước hết phải được thực hiện và giải quyết bằng lực lượng và phương tiện tại chỗ.
Kiến thức báo cháy
1. Khi gọi cảnh sát, hãy bấm số “114” và nêu rõ thị trấn (đường phố), cộng đồng làng và vị trí số nhà cụ thể của địa điểm xảy ra cháy;
2. Cần làm rõ đám cháy là gì, quy mô đám cháy để lực lượng chữa cháy điều động phương tiện chữa cháy tương ứng;
3. Ghi rõ tên, số điện thoại của người đã gọi công an;
4. Hãy chú ý đến các câu hỏi của đội cứu hỏa, trả lời chính xác và ngắn gọn, đợi cho đến khi bên kia nói rõ rằng bạn có thể cúp máy trước khi cúp máy;
5. Sau khi gọi cảnh sát, đợi xe cứu hỏa ở ngã tư và hướng xe cứu hỏa ra đường đến hiện trường vụ cháy.