Lâm Tỳ Ni, Nepal, được biết đến là nơi sinh của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni, tọa lạc tại quận Rupandehi, Nepal. Nhiều tu viện và chùa được xây dựng ở nơi linh thiêng này. Mỗi tu viện sẽ có thiết kế, ý nghĩa và tầm quan trọng riêng. Hiện tại, quần thể Lumbini đang phát triển nhanh chóng khi có nhiều ngôi chùa, tu viện, đền thờ và bảo tàng vẫn đang được xây dựng.
Lâm Tỳ Ni, Nepal, được biết đến là nơi sinh của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni, tọa lạc tại quận Rupandehi, Nepal.
Lâm Tỳ Ni hiện là Di sản Thế giới của UNESCO. Ở đây là hàng chục tu viện được xây dựng từ một số quốc gia Phật giáo (toàn bộ đều theo phong cách của mỗi quốc gia).
Tại đây, nhà khảo cổ học Robin Coningham của trường Đại học Durham, Vương quốc Anh đã phát hiện ra bằng chứng về ngôi đền Phật giáo cổ nhất được khám phá từ trước đến nay, có niên đại khoảng 550 trước công nguyên. Phần kiến trúc bằng gỗ được các nhà khảo cổ tìm thấy ở bên dưới ngôi đền thờ Maya Devi tại Lâm Tỳ Ni, Nepal. Theo Robin Coningham nhận định trên tạp chí Antiquity đây là công trình thờ Phật giáo đầu tiên trên thế giới.
Các nhà khảo cổ học mới đây phát hiện dấu vết của kiến trúc đền thờ Phật giáo cổ nhất ở bên dưới ngôi đền thờ Hoàng hậu Maya Devi (mẹ của Đức Phật Gautama) tại Lâm Tỳ Ni, Nepal.
Để xác định thời điểm xây dựng của ngôi đền gỗ, nhóm nghiên cứu sử dụng kỹ thuật carbon phóng xạ phân tích tuổi các mảnh vỡ của than và hạt cát tại khu vực khai quật. Từ đó, họ xác định phần kiến trúc này được xây dựng từ thế kỷ 6 trước Công nguyên.
Các nhà khảo cổ và tu sĩ bên dấu vết ngôi đền cổ.
Khi đào bới bên dưới trung tâm ngôi đền, các nhà nghiên cứu phát hiện ra những chỗ sâu chỉ vào một lan can bằng gỗ xung quanh một ngôi đền gỗ và có niên đại khoảng 550 trước Công nguyên, Coningham nói. Họ cũng tìm thấy một cấu trúc bằng gạch cũ kỷ. Nhóm nghiên cứu cùng các nhà tu hành và phật tử bắt đầu khai quật khu vực trung tâm của ngôi đền và phát hiện một cấu trúc bằng gỗ không có phần mái. Ngôi đền thờ bằng gạch sau đó đã được xây lên trên phần kiến trúc gỗ này.
Đền thờ Hoàng hậu Maya là công trình nằm trong quần thể tâm linh Phật giáo ở Lâm Tỳ Ni.
Trung tâm của ngôi đền đã được khảo xác, nhóm nghiên cứu tìm thấy, và có những rễ cây bằng thạch, bao quanh bởi những tầng đất sét được đi mòn của du khách. Tại khu vực khai quật, nhóm nghiên cứu cũng phát hiện dấu vết của các thân cây lớn, nằm ở trung tâm của ngôi đền. Phát hiện này có mối liên hệ đến câu chuyện truyền miệng kể rằng mẹ của Đức Phật đã bám vào một cành cây vô ưu khi sinh ngài tại vườn Lâm Tỳ Ni. Để tôn vinh sự linh thiêng của nơi này, đền thờ Maya Devi được xây dựng ở Lâm Tỳ Ni. Có những tu viện và hồ nhân tạo khác trong quần thể đền thờ.
249 trước Công Nguyên, vườn Lâm Tỳ Ni đã trở thành một trong bốn thánh địa tâm linh, rất liêng thiêng của Phật giáo, đánh dấu bằng chữ khắc và một trụ cột để lại có trong 249trước Công Nguyên bởi hoàng đế A-Dục (Ashoka) Ấn Độ, người đã giúp Phật giáo lan truyền rộng rải trên khắp châu Á. Vườn Lâm Tỳ Ni sau đó bị bỏ hoang tàn và được tái phát hiện vào năm 1896 và tái thành lập như là một trung tâm tôn thờ, đền thờ Hoàng hậu Maya, mà bây giờ là một di sản thế giới.
Trước đây, các nhà khảo cổ đã tìm thấy bằng chứng của đền thờ Phật giáo tại Lâm Tỳ Ni, được xác định có niên đại khoảng thế kỷ 3 trước Công nguyên, vào thời đại hoàng đế Ashoka. Phát hiện dấu vết một ngôi đền có niên đại khoảng 2.600 năm này được coi là phát hiện cổ nhất tính đến nay.