Người Trung Quốc xưa có câu: "Dâm quá chi nhất khan tiện trí". Từ "Dâm" này không chỉ có nghĩa là dâm dục, mà còn là sự buông thả quá mức. Phàm cái gì quá lắm đều gọi là dâm. Khi "dâm" đã vượt quá giới hạn sẽ hình thành mọi tệ nạn, ham muốn và nhất định gây tai họa. Lòng tham như một con dao sắc bén, phá hủy và đốt cháy tất cả công lao và đức hạnh của bản thân trong quá khứ.
Lòng tham như một con dao sắc bén, phá hủy và đốt cháy tất cả công lao và đức hạnh của bản thân trong quá khứ.
Người chạy theo "dâm" một cách thái quá luôn có tham muốn về hình, âm, hương, vị, xúc. Những người này thường đắm chìm trong "dòng sông" năm ham muốn trên. Người tà "dâm quá" chỉ cần nhìn thoáng qua là biết: Gặp phải ba loại người này, hãy tránh xa kịp thời.
1. Suy đồi tiêu cực
Khổng Tử nói: “Đến nơi ở của người thiện, như vào phòng hoa lan hoa chi, lúc nào cũng ngửi thấy mùi thơm như ở gần hoa vậy; đến nơi ở của người không thiện, như vào hàng cá ươn, lúc nào cũng ngửi thấy mùi tanh mùi thối, chẳng thấy mùi hoa đâu cả”. Kết giao với những người có tính cách xấu cũng giống như bước vào một cửa hàng bán cá muối hôi thối. Tiếp xúc lâu theo thời gian, bạn sẽ không thể nhận ra mùi cá muối nữa. Điều này cũng bởi vì bạn đã trở thành một người có mùi.
Bất cứ ở nơi nào cũng có người xấu. Nhưng người có tu dưỡng đạo đức phải cẩn thận lựa chọn bạn bè, môi trường để kết thân. Người tiêu cực và suy đồi luôn bi quan về mọi thứ và luôn đối xử tiêu cực với cuộc sống.
Giữa mọi người, lạc quan có thể truyền cảm hứng, và bi quan cũng có thể lây lan. Tránh xa những người năng lượng tiêu cực và nên chọn ở bên những người lạc quan và tích cực.
2. Đổ lỗi cho hoàn cảnh và những người khác
Cuộc sống không phải lúc nào cũng thuận buồm xuôi gió, được như ý muốn. Khổng Tử không hề than thở, ông nói: “Ta không oán trời, không trách người, ta học việc người từ nơi thấp cạn mà hiểu được lẽ trời là nơi cao siêu. Hiểu ta chỉ có trời chăng?”. Mặc dù không làm được nhiều việc chính trị nhưng Khổng Tử đã trở thành nhà tư tưởng, nhà giáo dục và người sáng lập ra trường phái Nho giáo nổi tiếng nhất trong lịch sử Trung Quốc.
Nghịch cảnh của cuộc sống, đó là điều mà trong cuộc đời của mỗi người đều phải trải qua. Nghịch cảnh xảy ra không ai muốn, nhưng thực tế nghịch cảnh không phải là bất hạnh mà đó là món quà mà cuộc sống đã ban tặng cho chúng ta. Khi sự việc thất bại, điều không được như mong muốn xảy ra thì trước hết hãy nhìn lại bản thân, đừng nên đổ lỗi cho hoàn cảnh, cho người khác. Bạn phải biết vượt lên trên hoàn cảnh vốn có của mình để chiến thắng nó. Đó là cách mà bạn muốn làm chủ bản thân, làm chủ cuộc sống của mình.
3. Không có lòng biết ơn
Như câu người cổ xưa đã nói: “Đường dài mới biết ngựa hay, ở lâu mới biết người ngay kẻ tà”. Câu này có ý nghĩa chỉ đường xa mới biết được sức ngựa thế nào, năm rộng tháng dài mới nhìn thấu được lòng người tốt xấu. Thực tế đã chứng minh rằng một số người có thể chia sẻ đau khổ, nhưng không thể chia sẻ sự thịnh vượng. Điều giá trị nhất của một mối quan hệ tốt là sự "chân thành". Bỏ đi nền tảng này, tình bạn sẽ từ từ hủy hoại.
Trong “Thư dạy con” mà Gia Cát Khổng Minh viết cho con trai là Gia Cát Chiêm: “Sống không giản dị không thể có ý chí minh mẫn. Tâm không tịnh không thể nhìn xa trông rộng”. Ý nghĩa câu này là phẩm hạnh của người đức tài toàn vẹn là dựa vào nội tâm an tĩnh, tinh lực tập trung để tu dưỡng thân và tâm, là dựa vào tác phong giản dị để bồi dưỡng phẩm đức. Không xem nhẹ danh lợi thế tục thì không thể xác định được chí hướng của bản thân. Thân tâm không tĩnh lặng thì không thể có lý tưởng cao xa. Muốn thành công không nên đặt cao lợi ích cá nhân lên hàng đầu bởi sự thành công nhanh chóng đó cũng dễ đổ. Chỉ nhìn thấy lợi ích trước mắt và sẵn sàng dẫm đạp mọi thứ sẽ chỉ làm mất đi bản lĩnh của một người.
Như người xưa có câu “Trăm đức, hiếu sinh là trên hết”. Cha mẹ đã dày công nuôi dưỡng cho con cái trưởng thành, tốn rất nhiều thời gian, tâm sức… Nếu một người không hiếu thuận với cha mẹ, không biết đền ơn đấng sinh thành thì với bạn bè, tình nghĩa của họ cũng sẽ sớm tàn sau bữa tiệc mà thôi.
Có những người lại chỉ coi trọng lòng tốt của người khác khi họ dành cho mình, khi cầu cứu mà không giúp được gì thì lại than phiền, thậm chí quên cả quá khứ tốt đẹp mà quay ra chê bai chỉ trích. Trong thực tế, khi bạn tiếp xúc với mọi người và có người đối xử tốt với bạn, bạn không chỉ phải ghi nhớ mà còn phải trả ơn. Chỉ có loại quan hệ này mới có thể kéo dài.
Người xưa nói: “Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng”. Việc bạn tiếp cận người tốt sẽ khiến bạn tốt hơn, tiếp cận người xấu sẽ khiến bạn trở nên tồi tệ hơn. Khi tiếp xúc với mọi người, đức tính tốt là điều hiếm có nhất, nếu bạn có những người bạn tốt như vậy bên cạnh mình, hãy nhớ trân trọng họ!