Trong lịch sử, án tru di là hình phạt tàn nhẫn, được áp dụng ở nhiều quốc gia phương Đông như Trung Quốc, Việt Nam, Nhật Bản, Triều Tiên. "Tru" nghĩa là giết, "di" là giết sạch, ảnh hưởng đến cả người phạm tội lẫn dòng dõi họ hàng. Án tru di thường được áp dụng với những tội danh nghiêm trọng như phản quốc, phạm thượng, soán ngôi, nhằm mục đích "nhổ cỏ tận gốc" và răn đe. Hai loại tru di phổ biến nhất là tru di tam tộc (giết sạch ba họ) và tru di cửu tộc (giết sạch chín họ).
Người duy nhất trong lịch sử thế giới bị tru di thập tộc là Phương Hiếu Nhụ, một đại thần nhà Minh (Ảnh minh hoạ)
Tuy nhiên, lịch sử thế giới ghi nhận một trường hợp duy nhất bị tru di thập tộc (giết sạch mười họ), đó là Phương Hiếu Nhụ (1357 - 1402), một đại thần nhà Minh. Năm 1398, hoàng đế Chu Nguyên Chương mất, Yên vương Chu Lệ về tranh ngôi với Chu Doãn Văn. Năm 1402, Chu Lệ đăng cơ, trở thành Minh Thành Tổ. Ông ta ra lệnh xử tử toàn bộ đại thần trung thành với Chu Doãn Văn, trong đó có Phương Hiếu Nhụ.
Phương Hiếu Nhụ là một vị quan thanh liêm, tài năng, hết lòng trung thành với nhà Minh. Ông kiên quyết từ chối đầu hàng Chu Lệ, dù bị dụ dỗ bằng lời ngon ngọt và quyền lực. Ngay cả khi Chu Lệ muốn ông viết chiếu lên ngôi, Phương Hiếu Nhụ cũng kiên quyết khước từ. Ông tuyên bố: "Dù bị tru di thập tộc, ta cũng không làm việc đó!".
Phương Hiếu Nhụ kiên quyết từ chối đầu hàng Chu Lệ khiến hắn ta tức giận, phanh thây ông vứt xác ra chợ (Ảnh minh hoạ)
Lời thề của Phương Hiếu Nhụ khiến Chu Lệ tức giận. Ông ta ra lệnh phanh thây vị đại thần trung thành rồi vứt xác ra chợ. Không chỉ vậy, họ hàng, gia tộc, học trò của ông cũng bị tru di. Vụ thảm án này đã cướp đi mạng sống của 873 người, để lại nỗi đau và ám ảnh lịch sử.
Hành động tàn bạo của Chu Lệ khiến ông bị lên án kịch liệt, bất chấp tài năng và thành tích của trong việc trị vì đất nước. Án tru di thập tộc dành cho Phương Hiếu Nhụ trở thành minh chứng cho sự tàn nhẫn và bất công trong lịch sử.