TIN TỨC » Kiến thức

Người khôn đừng làm 7 việc này khi đi ăn cưới kẻo bị chê 'ít học', vô duyên

Thứ sáu, 04/01/2019 19:44

Đến những nơi đông người thì lại càng cần thể hiện mình là văn minh lịch sự, đừng phạm phải những điều 'vô duyên' này để khỏi bị mang tiếng xấu khi đi dự đám cưới người khác.

1. Đừng nói/hỏi những câu đại kỵ - Cưới xong tính chừng nào đẻ?: Dù sao đây cũng là chuyện riêng của cô dâu chú rể, chuyện này cũng tế nhị mà vợ chồng trẻ sợ phải nghe nhất. Có rất nhiều điều chi phối kế hoạch sinh con vì vậy đừng tạo áp lực cho họ ngay trong ngày hạnh phúc nhất. - Mâm cỗ này bao tiền? Đám cưới này làm hết nhiêu tiền không?: Chuyện tiền bạc thì nên tránh trong hầu hết các câu chuyện. Nếu thực sự cần tham khảo thông tin vì để lên kế hoạch cho đám cưới của mình thì hãy đợi sau khi cưới xong một vài tuần, còn nếu chỉ để thỏa mãn sự tò mò thì không nên. - Sao không mời bạn A/B/C đến?: Bạn không phải là cô dâu, chú rể để biết được mối quan hệ nào là thực sự cần thiết. Nếu họ muốn mời, họ đã mời rồi. Vì thế đừng khiến họ cảm thấy ngại để nói ra lý do. 2. Ăn mặc quá lỗng lẫy gây sự chú ý Đây là một trong những việc không nên làm khi đi dự đám cưới. Dù cho diện trang phục gì, hãy cố gắng để có một hình ảnh đẹp và thanh lịch chứ đừng cố gắng biến hóa lộng lẫy để trở thành "ngôi sao" trong đám cưới người khác. Hơn nữa, việc mình quá nổi trội, xinh đẹp, lấn át cô dâu thì thực sự không nên. 3. Đừng buôn bí mật của cô dâu - chú rể Cho dù có là bạn thân, đồng nghiệp hay người nhà của cô dâu - chú rể thì cũng không nên kể những chuyện bí mật của họ, gia đình họ với người khác. Không đùa tục tĩu, chê bai, nói xấu ai trong ngày vui của người khác. Không kể về những thói quen hay thành tích hẹn hò trước đây của cô dâu - chú rể. Không uống quá nhiều, khiêu vũ khêu gợi quá mức và ăn nói linh tinh. 4. Không nên ăn uống thô tục Đừng bao giờ để miếng ăn là miếng tồi tàn, nhất là khi đi đám cưới. Đừng vội vàng chọn đồ ăn liên tục mà nên đợi chờ, nhường mọi người ăn trước, đó là phép lịch sự tối thiểu. Hãy ăn những gì người phục vụ mang đến mà không hỏi về những đồ ăn thay thế hay những món còn thiếu trong thực đơn. Nhớ gắp thức ăn một cách lịch sự, đừng nhăm nhăm gắp hết những miếng ngon khiến những người cùng bàn phải khó chịu. 5. Không chê bai đồ ăn trong đám cưới Ăn đám cưới là một truyền thống. Trên thực tế, đây không phải là một cuộc thi ẩm thực mà ở đó mình có thể ra sức bình luận khen chê. Nếu cảm thấy món ăn trong bữa tiệc không thực sự phù hợp với khẩu vị của mình thì hoàn toàn có thể ăn ít đi một chút và thay vào đó là tận hưởng không khí của đám cưới. Đừng cố ăn tất cả các món rồi ngay lập tức chê bai món này mặn, món kia nhạt, món nọ không ngon… gây khó xử cho cô dâu - chú rể và ảnh hưởng tới những người xung quanh.

6. Không tham lam vơ thức ăn thừa mang về Từ lâu, chuyện gói phần mang về khi đi ăn cỗ đã trở thành một nếp văn hóa của bộ phận người Việt. Các cụ vẫn hay bảo "được ăn, được nói, được gói mang về" là vậy. Tuy nhiên, ở thời hiện đại, không mấy ai làm vậy nữa, thậm chí sẽ bị coi thường về hành động này. Tất nhiên, vẫn có thể mang đồ thừa về nhưng là khi tàn tiệc rồi chứ đừng cố tham lam, vội vàng vơ thức ăn khi những người cùng bàn còn đang dùng bữa nhé! 7. Chụp ảnh 'tự sướng' mọi góc mà không để ý đến ai Chụp ảnh kỉ niệm trong ngày đại hỷ tất nhiên là việc đúng đắn nhưng vấn đề là ở chỗ nhiều chị lại biến nó trở nên phản cảm quá mức. Đặc biệt là không thèm quan tâm đến thế giới thế nào mà chỉ nhăm nhăm chụp ảnh thì rất dễ bị ghét đấy nhé!

VD (TH - WTT/nld.com.vn)