TIN TỨC » Kiến thức

Người khôn không nói 3 điều, kẻ dại mải miết nói liều hại thân, lời dạy từ người xưa giờ ngẫm vẫn đúng

Thứ bảy, 02/03/2024 12:12

'Họa từ miệng mà ra', có những thứ bạn tuyệt đối không nên nói bừa với người ngoài kẻo bản thân lại thiệt thòi.

Trong Đạo Giáo, Quỷ Cốc Tử được công nhận là “Cổ chi Chân Tiên”, được tôn xưng là “Huyền đô Đạo trường”. Tác phẩm được lưu lại cho đời sau, có “Bản kinh âm phù thất thuật", nội dung nói về đạo lý nghỉ ngơi dưỡng sức. Ngoài ra còn có “Bãi hạp sách”(còn gọi là “Quỷ Cốc Tử”), nội dung nói về các kỹ xảo trong sách lược và biện luận.

Những quan điểm sống của bậc thầy này đến nay áp vào cuộc sống vẫn còn giá trị. Trong đó, ông khuyên người khôn đừng dại nói những điều này:

Không nên nói những lời vô giá trị

Bậc thầy Quỷ Cốc Tử có câu “Nhân ngôn giả, động dã. Kỷ mặc giả, tĩnh dã, nhân kỳ ngôn, thính kỳ từ”. Dịch nghĩa: Người khôn ngoan luôn biết im lặng đúng lúc, kẻ ngu dốt nói mãi không ngừng.

Cảnh giới của bậc quân tử chính là lời ít ý nhiều, nói những lời có giá trị chứ không nên “thao thao bất tuyệt” những lời vô nghĩa. Vì điều đó sẽ khiến lời nói của bạn mất đi giá trị vốn có, người ta sẽ không lắng nghe những gì bạn nói và cảm thấy rất phiền phức.

Cũng giống như việc những con ve kêu cả mùa hè nhưng khiến người ta cảm thấy khó chịu, nhưng tiếng gáy của những con gà nhắc người dân ra đồng vào buổi sớm lại được ngợi ca.

Vì vậy, ở đời không nên nói quá nhiều, phải biết nói đúng lúc, đúng chỗ, đúng chừng mực. Như vậy không chỉ khiến lời nói của bản thân có sức nặng mà còn khiến nhiều người phải nể phục.

"Cổ chi Chân Tiên" khuyên mọi người không nên nói lời vô giá trị.

Không nên nói những lời tự phụ

Quỷ Cốc Tử từng có câu “Thánh nhân chi đạo, tại ẩn dư nặc". Dịch nghĩa: Người tài luôn khiêm tốn và biết cách giấu mình.

Trong cuộc sống có một quy luật đó là núi cao sẽ có núi cao hơn, người tài ắt có người tài hơn. Do đó, ở đời không nên nói những lời khoe khoang tự phụ về bản thân, vì làm như vậy dễ khiến chúng ta mất lòng những người xung quanh. Đồng thời, việc nói những lời tự phụ khiến bản thân nảy sinh sự ngạo mạn, kiêu căng.

Người luôn nghĩ mình tài giỏi, thượng đẳng sẽ không bao giờ nhận ra những phần còn khuyết thiếu của mình. Từ đó không chịu “hạ mình” để học tập bổ khuyết những phần còn thiếu. Lâu dần trở thành “ếch ngồi đáy giếng”, tầm nhìn trở nên hạn hẹp, không thể làm được việc lớn.

Bởi vậy, làm người không nên nói những lời tự phụ khoe khoang bản thân. Vì hoa có thơm thì ong bướm ắt tự tìm đến, người có tài nhất định sẽ được biết tên. Khiêm tốn là đức tính mà bất cứ người quân tử nào cũng cần học tập và rèn luyện. Học được càng sớm, càng tránh được nhiều tai họa không nên.

Không nên nói những lời cay nghiệt

Lời nói như con dao hai lưỡi, nó có thể an ủi vỗ về khiến con người ta cảm thấy được yêu thương, nhưng cũng chính nó lại được ví như “búa nằm trong miệng” nguy hiểm hơn gươm đao.

Chính vì vậy, ở đời không nên nói những lời cay nghiệt làm tổn thương người khác. Vì chính bạn cũng sẽ cảm thấy vô cùng đau lòng và tức giận khi phải chịu đựng những lời nói như vậy. Đôi khi chỉ vì những câu nói cay nghiệt khiến người nghe tổn thương mà dẫn đến những hậu quả khôn lường.

Trên thực tế, ngày nay có không ít trường hợp chỉ vì một câu nói trong lúc nóng giận mà phải đánh đổi bằng cả mạng sống của chính mình và người thân. Do đó, trước khi buông lời cay nghiệt mắng chửi một ai đó, hãy suy nghĩ thật kỹ đến hậu quả.

Vì như cuộc sống luôn có nhân quả báo ứng, quả báo luân hồi, miệng một người nói ra những lời gì ắt sẽ đắc được quả nấy.

Tường San (Theo Thương Hiệu và Pháp Luật)
Tin nổi bật
Tin cùng chuyên mục
Tin Video
Tin mới