Mọi người đều biết long bào là biểu tượng địa vị cho Hoàng đế, đại diện cho sự uy nghiêm của quyền lực triều đình. Và cũng chỉ có Hoàng đế mới được mặc long bào. Thời điểm đó, bất cứ ai đều có thể bị xử trảm nếu có dấu hiệu bất kính với hoàng quyền, huống chi còn mặc long bào sẽ bị tru di cửu tộc. Từng buông rèm nhiếp chính, nhưng khi an táng Võ Tắc Thiên không mặc long bào mà chỉ khoác lên mình phượng bào. Có thể hình dung long bào không phải ai cũng có thể mặc được.
Chỉ có vua mới được mặc long bào, Võ Tắc Thiên và Từ Hi dù buông rèm nhiếp chính nhưng khi qua đời đều không có diễm phúc này.
Nhưng trong lịch sử, đã từng có một người phụ nữ mặc long bào khi được chôn cất, về lý do tại sao điều này lại có thể xảy ra thì vẫn chưa có câu trả lời rõ ràng. Bà là ai? Đó chính là con gái thứ ba của Hoàng đế Khang Hi - Vinh Hiến Công chúa, được vua cha cưng chiều từ nhỏ, có địa vị rất cao, thậm chí còn cao hơn hai chị gái. Bà là người con đầu tiên có danh hiệu Cố Luân, có nghĩa là "thiên hạ", là danh hiệu cao nhất mà công chúa có thể đạt được.
Là người con gái được yêu quý nhất, người chồng của bà tất nhiên đã được lựa chọn rất kỹ càng. Theo đó, con trai của Ba Lâm Quận vương Ngạc Tề Nhĩ - Ô Nhĩ Cổn đã được chọn. Sau khi thành thân, hai người vô cùng tình cảm, họ trở thành hình mẫu cho cuộc hôn nhân giữa Mãn Châu và Mông Cổ. Sau này, Vinh Hiến Công chúa chết ở Mông Cổ.
Vào những năm 1970, ngôi mộ của công chúa đã bị đánh cắp. Để ngăn chặn thiệt hại, các nhà khảo cổ đã vội vã tiến hành khai quật bảo vệ. Sau 240 năm, cơ thể của bà vẫn có khả năng đàn hồi, điều này thật đáng kinh ngạc. Đó vẫn chưa là gì, điều khiến mọi người cảm thấy khó hiểu chính là bà còn mặc một chiếc long bào được thêu bằng trăm ngàn viên ngọc trai, dài hơn ba trượng (~ khoảng 12m), trên vai có thêu tổng cộng mười con rồng.
Mọi người đều rất hoang mang về chuyện này, một công chúa dù địa vị cao đến đâu cũng không thể mặc long bào. Tương truyền, chiếc long bào này do Khang Hi ban thưởng khi Vinh Hiến Công chúa thành thân. Sau khi được đưa đến Mông Cổ, người nơi đây không hiểu rõ về nghi thức Hoàng tộc Mãn Châu và cũng không biết những điều kiêng kỵ liên quan đến long bào.
Vì vậy sau khi Vinh Hiến Công chúa chết, bà được chôn cùng chiếc long bào đó. Hiện tại đây chỉ là một loại suy đoán, thực chất nguyên nhân là như thế nào không ai có thể đưa ra một lời giải thích đáng tin cậy. Sở dĩ vị công chúa này có thể mặc long bào sau khi qua đời có thể là do bà là con cháu Hoàng tộc, Khang Hi cũng rất thích bà nên đã được hưởng độc quyền này.