Phạm Tuân là người Việt Nam đầu tiên bay vào vũ trụ. Ông đã thực hiện chuyến bay lịch sử này cùng nhà du hành vũ trụ Liên Xô Viktor Vasiliyevich Gorbatko trên tàu Liên hợp 37. Chuyến bay bắt đầu lúc 21h33 ngày 23/7/1980 (giờ Moskva) từ sân bay vũ trụ quốc tế Baikonur và kết thúc lúc 18h15 ngày 31/7/1980. Sự kiện này đánh dấu cột mốc quan trọng, đưa Việt Nam trở thành quốc gia thứ 10 trên thế giới có công dân bay vào vũ trụ.
Phạm Tuân là người Việt đầu tiên bay vào vũ trụ
Sinh ra tại Thái Bình, Phạm Tuân tham gia quân đội và trở thành phi công chiến đấu thuộc Trung đoàn Không quân Sao Đỏ, tham gia bảo vệ miền Bắc trong Chiến tranh Việt Nam. Với kỹ năng xuất sắc, ông được chọn vào nhóm phi công huấn luyện lái tiêm kích bay đêm, chuẩn bị cho nhiệm vụ đánh B-52, một nhiệm vụ đòi hỏi kỹ thuật cao. Sau chuyến bay lịch sử vào vũ trụ năm 1980, Phạm Tuân được phong tặng danh hiệu Anh hùng Lao động Việt Nam và Huân chương Hồ Chí Minh. Ông cũng là một trong những người nước ngoài đầu tiên được trao tặng danh hiệu Anh hùng Liên Xô và Huân chương Lênin, ông là người Việt Nam duy nhất 3 lần được trao tặng danh hiệu Anh hùng.
Người Việt thứ hai bay vào vũ trụ là Trịnh Hữu Châu (Eugene Trinh), sinh năm 1950 tại Sài Gòn. Ông là một nhà vật lý thiên văn người Mỹ gốc Việt, tham gia chuyến bay STS-50 của NASA vào ngày 25/6/1992, trở thành người Mỹ gốc Việt đầu tiên bay vào vũ trụ. Chuyến bay kéo dài 13 ngày 19 giờ 30 phút, đánh dấu một bước tiến mới cho cộng đồng người Việt trên toàn thế giới.
Trịnh Hữu Châu
Câu chuyện về Phạm Tuân và Trịnh Hữu Châu là nguồn cảm hứng lớn cho thế hệ trẻ Việt Nam, khơi dậy niềm đam mê khoa học và chinh phục những tầm cao mới. Họ là minh chứng cho trí tuệ và nghị lực của người Việt, góp phần nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế.